Vai trò của ngành hàng không trong phát triển logistics thương hiệu Việt Nam

PGS., TS. Nguyễn Văn Phúc - Trường Đại học Yersin, TS. Bùi Doãn Nề - Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam, ThS. Nguyễn Thu Hà - Viện Kinh tế - xã hội và công nghệ

Trên cơ sở làm rõ vai trò của logistics trong nền kinh tế nói chung, bài viết phân tích vai trò của ngành Hàng không trong phát triển logistics thương hiệu Việt Nam.

Việt Nam đang nỗ lực trở thành trung tâm logistics toàn cầu.
Việt Nam đang nỗ lực trở thành trung tâm logistics toàn cầu.

Trong phạm vi nền kinh tế quốc dân, logistics bao gồm toàn bộ hệ thống thu gom, vận chuyển, lưu giữ, phân phối hàng hóa và các hoạt động vật chất lẫn việc hoàn tất thủ tục, hồsơ, quy trình theo quy định. Hiện nay, nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đang nỗ lực nâng cao năng lực logistics không chỉ để phục vụ nhu cầu nội địa, mà còn bởi Việt Nam kỳ vọng trở thành trung tâm logistics toàn cầu; trở thành ngành dịch vụ quan trọng, cạnh tranh tốt, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tếquốc gia. Trên cơ sở làm rõ vai trò của logistics trong nền kinh tế nói chung, bài viết phân tích vai trò của ngành Hàng không trong phát triển logistics thương hiệu Việt Nam.

Đặt vấn đề

Theo nghĩa hệ thống, logistics là hệ thống luân chuyển hàng hóa do những chủ thể khác nhau tiến hành. Theo nghĩa là hoạt động, logistics là quá trình vận động của hàng hóa, vật tư trong quátrình chuẩn bịsản xuất và phân phối, lưu thông để đưa hàng hóa tới người tiêu dùng.

Trong nền kinh tế quốc dân, logistics bao gồm toàn bộ hệ thống thu gom, vận chuyển, lưu giữ, phân phối hàng hóa; các hoạt động vật chất lẫn việc hoàn tất các thủ tục, hồ sơ, quy trình theo quy định để quá trình vật chất có thể diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất. Theo nghĩa bộ phận của nền kinh tế, logistics là ngành kinh tế có chức năng đảm bảo sự lưu thông hàng hóa, vật tư trong toàn bộ nền kinh tế từ nơi sản xuất cho tới nơi tiêu dùng.

Logistics có vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế và doanh nghiệp (DN). Cụ thể: Đảm bảo cho quátrình sản xuất và tái sản xuất có thể được thực hiện và tiếp tục tiếp diễn; Tác động tới khả năng đáp ứng nhu cầu một cách kịp thời tới hiệu quảsản xuất kinh doanh và hiệu quả của quá trình tái sản xuất.

Thực trạng phát triển hệ thống logistics ở Việt Nam

Theo Báo cáo Logistics ở Việt Nam 2022: Việt Nam hiện có hơn 30.000 DN đăng ký hoạt động logistics. Hiệp hội DN dịch vụlogistics cho biết, có hơn 5.000 DN cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3 (3PL), trong đó, 89% là các DN trong nước, 10% làDN liên doanh, 1% là DN 100% vốn nước ngoài.

Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, lượng hàng xuất khẩu ngày càng nhiều, các đối tác thương mại với Việt Nam mở rộng, xu hướng dịch chuyển các chuỗi cung ứng đãtạo cơ hội phát triển cho các DN logistics Việt Nam. Tuy nhiên, Bộ Công Thương nhận định: Phần lớn các DN Việt Nam chỉ làm một phần dịch vụ cho các công ty, các hãng tàu quốc tế. Các DN xuất nhập khẩu (XNK) muốn chuyển hàng hóa ra nước ngoài chủ yếu dựa vào đường hàng không và đường biển.

Do hạn chế về năng lực cạnh tranh nên phạm vi hoạt động của tàu biển Việt Nam chủ yếu trên các tuyến vận tải ngắn Đông Nam Á và Đông Bắc Á và hiện chỉ đảm đương khoảng 10% thị phần vận tải hàng hoá XNK của Việt Nam. Chi phí logistics của Việt Nam hiện cao hơn các nước trong khu vực, cụ thể cao hơn Thái Lan 6%, Trung Quốc 7%, Malaysia 12% và gấp 3 lần Singapore.

Trong số các kênh vận chuyển hàng hóa, đường biển có khối lượng vận chuyển cao nhất, thấp nhất làhàng không vàđường sắt. Dịch vụ kho bãi được đánh giá là yếu, do diện tích còn ít, phương tiện bảo quản, bốc dỡ, kiểm tra, giám sát hàng hóa lạc hậu, sử dụng nhiều lao động thủ công, công tác quản lý, theo dõi hàng hóa trong kho còn hạn chế. Trong những năm qua, một sốDN đã đầu tư mạnh, mởrộng diện tích kho hàng nhưng chưa đáp ứng được tiềm năng và nhu cầu phát triển.

Vai trò của ngành Hàng không trong phát triển logistics ở Việt Nam

Hiện nay, ngành Hàng không có vai trò khiêm tốn trong hệ thống logisitcs ở Việt Nam. Chuỗi tác nghiệp của hệ thống logistics có sựtham gia của ngành Hàng không cóthểđược mô tả theo Hình 1; Trong đó, các khâu Tiếp nhận hàng hóa; Lưu kho; Vận chuyển hàng không làdo DN ngành Hàng không đảm nhận.

Thực tiễn cho thấy, sự tham gia của ngành Hàng không vào hệ thống logistics còn yếu và mới chỉ tập trung vào khâu vận chuyển, các khâu khác còn đang bỏ ngỏ. Ngay trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, khối lượng hàng hóa do ngành Hàng không vận chuyển tuy có tăng, thậm chí tăng khá nhanh nhưng hiện còn khá khiêm tốn, năm cao nhất cũng chỉ chưa tới 0,7 triệu tấn, chiếm chưa tới 0,5% tổng lượng hàng hóa luân chuyển bằng tất cả các loại phương tiện ở Việt Nam.

Trong vận chuyển hàng hóa quốc tế, tỷ trọng hàng hóa vận chuyển bởi các hãng hàng không Việt Nam còn thấp, có phân khúc chỉ vận chuyển chưa tới 10% tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển bằng đường hàng không. Khối lượng luân chuyển hàng hóa qua đường hàng không ởViệt Nam trong 20 năm qua cóxu hướng tăng nhưng hàng năm tăng giảm không đều, đặc biệt giảm sút mạnh mẽ khi đại dịch COVID-19.

Ngoài ra, trong thời gian gần đây, vận chuyển hàng hóa chỉchiếm tỷtrọng rất nhỏ trong tổng khối lượng luân chuyển hàng hóa qua các phương tiện giao thông ởViệt Nam.

Theo số liệu thống kê, năm 2021, các hãng hàng không Việt Nam chỉ chiếm 12% thị phần vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không tại Việt Nam hoặc đi đến Việt Nam (so với khoảng 18% năm 2019), 88% còn lại thuộc về58 hãng hàng không nước ngoài. Gần 80% hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không ở Việt Nam làhàng hóa vận chuyển quốc tế, chỉcóhơn 20% làvận chuyển nội địa giữa các địa phương ởViệt Nam. Lượng hàng hóa luân chuyển tập trung qua 3 trung tâm vận chuyển hàng không lớn nhất của Việt Nam: Cảng hàng không Nội Bài (chiếm 55,7% giá trị vận tải hàng không), Tân Sơn Nhất (chiếm 44%) vàĐà Nẵng (chiếm 0,3%).

Trong các hãng hàng không, Vietnam Airlines chiếm thịphần vận chuyển hàng hóa lớn nhất (68,3% tổng khối lượng hàng hóa), sau đólần lượt là Vietjet Air (24,1%), Jetstar Pacific (7,2%) vàVasco (0,4%). Hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không chủ yếu là các sản phẩm cótrong lượng nhỏnhưng giátrịcao (điện tử và hàng dệt may, da giày) hoặc thực phẩm tươi sống, đích đến chủyếu là Mỹ.

Trung Quốc vàHàn Quốc làhai điểm xuất phát chiếm tỷtrọng lớn nhất trong sốcác nguồn hàng được vận chuyển đến Việt Nam; khách hàng chủyếu làtiếp nhận cũng như gửi hàng hóa đi qua đường hàng không làcác DN FDI tại Việt Nam.

Đối với dịch vụkho bãi, hiện chỉcó2 sân bay Nội Bài vàTân Sơn Nhất cóga hàng hóa chuyên biệt nhưng đãkhai thác hết, trong khi khócóthểmởrộng bởi diện tích hạn chếcủa sân bay. Tại một sốcác sân bay khác, những nơi cólưu lượng vận chuyển hàng hóa ổn định, khu xửlýhàng hóa riêng biệt, tách biệt với khu vực vận chuyển hành khách, đãđược đầu tư vàdần hoàn thiện, tạo thuận lợi cho các hoạt động đóng, dỡhàng hóa.

Như vậy, tuy hàng không Việt Nam có một thị trường logistics tiềm năng lớn nhưng hiện chưa khai thác được như kỳ vọng. Ngành Hàng không cũng chưa có vị thế tương xứng trên thị trường logistics ở Việt Nam và cũng có nhiều bất lợi về lợi thế cạnh tranh khi khai thác thị trường này. Nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, cụthể:

Một là, tiềm lực của ngành Hàng không Việt Nam còn yếu. Khi đại dịch COVID-19 bùng phát, sốlượng chuyến bay vàhành khách bay, tính thanh khoản của các hãng hàng không giảm mạnh mẽ, tới nay vẫn chưa phục hồi và phát triển trở lại.

Hai là, các DN vận tải nước ngoài đãkhai thác triệt đểlợi thế từ quan hệ với khách hàng, chiếm lĩnh thị trường ngay từ nguồn hàng vận chuyển. Hàng hóa liên quan tới các DN FDI chiếm tỷtrọng lớn tuyệt đối trong tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không đi và đến Việt Nam.

Ba là, cơ sở hạ tầng phục vụlogistics của ngành Hàng không còn yếu kém và thiếu đồng bộ.

Bốn là, các DN hàng không chưa quan tâm đầy đủ và kịp thời tới việc cung cấp dịch vụ logistics qua đường hàng không. Trước khi đại dịch COVID- 19 bùng phát, các hãng hàng không Việt Nam vẫn chủyếu vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hóa chỉ là kết hợp...

Giải pháp nâng cao vị thế ngnh Hng không trong pht triển logistics ở Việt Nam

Để phát huy được vai trò của ngành Hàng không Việt Nam trong hệ thống logisitics toàn quốc vàtoàn cầu, cần quan tâm đến các giải pháp sau:

Thứ nhất, tạo điều kiện để phát triển hệthống vận tải hàng hóa hàng không chuyên nghiệp, bao gồm vận chuyển hàng hóa, đội tàu bay vận chuyển hàng hóa, các sân bay vận chuyển hàng hóa vàmởrộng hệthống kho chứa tại các sân bay hiện có, đặc biệt làtại những sân bay nằm ở các vùng trọng điểm kinh tế.

Thứ hai, hoàn thiện, nâng cao hiệu quảhoạt động của hệthống kết nối giữa vận chuyển hàng không với các kênh, phương tiện vận chuyển khác, đảm bảo sự lưu thông thuận tiện, nhanh chóng, ít tốn kém.

Thứ ba, phối hợp với các DN hàng không xây dựng, thực hiện kếhoạch mởrộng hơn nữa hệthống đường bay quốc tế, cho phép các hãng hàng không Việt Nam bay trực tiếp tới các quốc gia. Điều này cho phép hạgiáthành vận chuyển, góp phần kích thích cầu cho vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, đặc biệt làvới các sản phẩm nông nghiệp, thủy- hải sản.

Thứ tư, hỗ trợ ngành Hàng không phát triển nguồn nhân lực phục vụvận chuyển hàng hóa đường hàng không. Giải pháp này không chỉ góp phần phát triển vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, mà còn góp phần thúc đẩy ngành Hàng không Việt Nam trở thành địa chỉ cung cấp dịch vụđào tạo nhân lực cho ngành hàng không thế giới.

Thứ năm, hợp lý hóa, đơn giản hóa các thủ tục liên quan tới vận chuyển, lưu giữvàgiao nhận hàng hóa vận chuyển qua đường hàng không.

Thứ sáu, kiểm soát tốt hơn tình hình cạnh tranh trên thị trường, tránh để các DN Việt Nam bị DN nước ngoài chèn ép khi cung cấp các dịch vụ logistics cho khách hàng, trước hết là trên thịtrường Việt Nam. Điều này làcần thiết bởi các DN hàng không Việt Nam cung cấp dịch vụ logistics đều có quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính yếu, chưa cónhiều kinh nghiệm vàkhách hàng truyền thống, lại mới tham gia thịtrường nên cónhiều bất lợi so với các đối thủcạnh tranh nước ngoài.

Bên cạnh những giải pháp trên, về phía DN hàng không cần quan tâm đến các nội dung sau: Nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của vận chuyển hàng hóa trong chiến lược phát triển và chiến lược kinh doanh của mình; Chủ động xây dựng vàtăng cường năng lực cung cấp các dịch vụ logistics phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và lợi thế của mình; Chủđộng tìm kiếm các đối tác để thiết lập quan hệhợp tác, liên kết cung cấp dịch vụ logistics theo nhu cầu phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác, các DN logistics ngoài ngành Hàng không cũng cần có sự hợp tác chặt chẽvới các DN hàng không để phát triển ngành logistics của Việt Nam.

Ti liệu tham kho:

  1. Bùi Thị Ánh (2021), Ngành logistics hàng không Việt Nam có những thông tin gì đáng lưu ý?;
  2. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm của các doanh nghiệp hàng không từ2018- 2021;
  3. BộCông Thương: Báo cáo logistics Việt Nam các năm 2017, 2018, 2019, 2022. NXB Công Thương;
  4. Công văn số 7709/VPCP-CN, ngày 15/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ;
  5. Thủ tướng Chính phủ (2017) Quyết định số 200/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.
Bài đăng từ Tạp chí Tài chính in số kỳ 1 tháng 12/2022