Theo số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, cả nước đã nhập siêu 370 triệu USD trong 15 ngày đầu tháng 11. Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa đang thâm hụt 132 triệu USD kể từ đầu năm 2021 tới nay.
Trung Quốc và Mỹ là 2 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Hết tháng 10, nhập khẩu từ Trung Quốc đạt kim ngạch 89,15 tỷ USD, tăng gần 36%, tương đương kim ngạch tăng thêm 23,6 tỷ USD. Trong khi đó, hết tháng 10, thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ đạt 89,6 tỷ USD.
Sau chuỗi nhập siêu kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8, cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam xuất siêu trở lại trong tháng 9 với giá trị 360 triệu USD và tiếp tục đạt 1,1 tỷ USD trong tháng 10.
Nhu cầu thị trường thế giới tăng cao sẽ là cơ hội để kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng, đổi chiều từ nhập siêu sang xuất siêu trong những tháng còn lại của năm 2021. Song, việc tăng trưởng sản xuất, xuất khẩu vẫn còn phụ thuộc lớn vào việc kiểm soát dịch COVID-19, cũng như nới lỏng các quy định hành chính để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất.
Tính chung 8 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ước đạt 428,81 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu 3,71 tỷ USD (cùng kỳ năm 2020 xuất siêu 13,69 tỷ USD).
Bộ Công Thương kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu sẽ đạt đỉnh điểm vào nửa cuối năm, đây là lý do để cán cân thương mại có thể đảo chiều từ nhập siêu sang xuất siêu. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, nếu không có giải pháp tháo gỡ để doanh nghiệp trở lại hoạt động, nâng cao công suất thì việc đẩy mạnh xuất khẩu sẽ không hề dễ dàng.
Trong 7 tháng đầu năm 2021, trong khi cán cân thương mại của cả nước nghiêng về nhập siêu thì ngành nông nghiệp trở thành điểm sáng với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất siêu ấn tượng 3,9 tỷ USD.
Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2021 vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 7 tháng đầu năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước đã nhập siêu 2,7 tỷ USD (cùng kỳ năm 2020 xuất siêu 8,69 tỷ USD).
Trong 6 tháng đầu năm, có tới 4 tháng Việt Nam nhập siêu, khiến cán cân thương mại thâm hụt ở mức 1,47 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm 2020 xuất siêu 5,86 tỷ USD. Điều này đang đặt ra một số cảnh báo, nếu không kiểm soát tốt cán cân thương mại, nhất là việc nhập khẩu (NK) hàng tiêu dùng có thể gây tác động tiêu cực cho nền kinh tế.