Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ HN (HUBT) tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ với chỉ tiêu 550 học viên, gồm 10 ngành với hình thức đào tạo chính quy trong 2 năm.
Nhóm nghiên cứu của CIEM đưa ra 2 kịch bản cập nhật dự báo kinh tế Việt Nam 2022. Theo đó, tăng trưởng kinh tế năm 2022 có thể đạt mức 6,7% theo Kịch bản 1, và 6,9% trong Kịch bản 2.
Sự thành công hay thất bại của một quốc gia bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng là hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước nói chung và bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế nói riêng. Do đó, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (trong đó có bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở Trung ương) tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là chủ trương lớn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Bài viết đánh giá kết quả đổi mới, sắp xếp bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2015-2020 và đề xuất giải pháp cho thời gian tới.
Để quản lý có hiệu quả một tổ chức, cùng với việc tuân thủ đúng các nguyên tắc quản lý các nhà lãnh đạo cần vận dụng sáng tạo và linh hoạt các phương pháp quản lý, trong đó có phương pháp quản lý kinh tế. Trước xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, việc ứng dụng các phương pháp quản lý kinh tế vào các doanh nghiệp Việt Nam càng có ý nghĩa quan trọng. Bài viết trao đổi phương pháp quản lý kinh tế và đưa ra một số khuyến nghị nhằm vận dụng hiệu quả phương pháp quản lý kinh tế vào các doanh nghiệp Việt Nam.
Chi ngân sách nhà nước là công cụ tài chính chủ đạo để duy trì các hoạt động thường xuyên của Nhà nước và thực hiện chức năng quản lý vĩ mô nền kinh tế, trong đó có mục tiêu phát triển nông nghiệp.
20 năm trước, để phù hợp với tiến trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và cải cách nền hành chính quốc gia, đổi mới công tác quản lý tài chính tiền tệ, củng cố và nâng cao hiệu lực của Nhà nước, nhiệm vụ quản lý quỹ ngân sách nhà nước đã được chuyển giao từ Ngân hàng Nhà nước về Bộ Tài chính, đồng thời hệ thống Kho bạc Nhà nước được thành lập (ngày 01/4/1990) để đảm nhận nhiệm vụ này. Đến nay, qua 20 năm hình thành và phát triển, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã cùng với toàn ngành Tài chính hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao phó, tạo thế và lực cho những bước phát triển mới.
Ở Việt Nam, hiện nay chưa có nghiên cứu chính thức nào đánh giá được quy mô lao động tại khu vực kinh tế phi chính thức, nhưng nếu nhìn vào cơ cấu lao động có thể thấy, quy mô lao động trong khu vực kinh tế này là không nhỏ. Bài viết nghiên cứu quy mô lao động của khu vực kinh tế phi chính thức tại Việt Nam và đưa ra khuyến nghị giúp quản lý và xác định đúng vai trò cũng như quy mô lao động của khu vực kinh tế này.