Theo UBND TP. Hồ Chí Minh, từ ngày 15/8, nếu doanh nghiệp đáp ứng sản xuất an toàn từ 1 trong 4 phương án mà UBND Thành phố đưa ra sẽ được sản xuất trở lại.
Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò rất quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và cung ứng nguyên liệu đầu vào phục vụ chế biến xuất khẩu. Nhưng dịch COVID-19 diễn biến phức tạp hiện đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) và nhiều tỉnh, thành trong nước.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện gửi các Bộ trưởng yêu cầu ưu tiên các nguồn lực cho công tác rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi do bộ, ngành quản lý.
Sau gần 1 tháng triển khai cho vay hỗ trợ trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất, các địa phương đã phê duyệt hơn 200 hồ sơ đề nghị vay vốn của người sử dụng lao động với số tiền gần 145 tỷ đồng để chi trả lương cho hơn 40.700 người lao động.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Bộ Công Thương vừa thành lập Tổ công tác đặc biệt về đảm bảo nguồn cung hàng hóa và hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương miền Bắc và miền Trung.
Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, trong thời điểm các địa phương đang tập trung chăm sóc lúa vụ thu đông 2021. Do đó, nhà nông rất cần hỗ trợ của ngành chức năng để bảo vệ sản xuất.
Trao đổi với báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nói: “Việc đề xuất một số giải pháp về thu ngân sách, trong đó thực chất là đề xuất giảm một số loại thuế cho doanh nghiệp, người dân là minh chứng rõ ràng cho ý Đảng hợp lòng Dân”.
Từ 0 giờ ngày 30/7/2021, không kiểm tra tại các chốt kiểm soát dịch đối với phương tiện có Giấy nhận diện có mã QR code vận chuyển hàng hóa phục vụ xây dựng, sản xuất - kinh doanh, xuất nhập khẩu, tiêu dùng trên tất cả các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường giao thông liên huyện, giao thông đô thị. Đây là chỉ đạo mới nhất của tỉnh Bạc Liêu nhằm tháo gỡ bất cập cho lưu thông hàng hóa trong tình hình dịch COVID-19, theo tinh thần chỉ đạo từ Chính phủ.
Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cà Mau Trịnh Trung Kiên cho biết, thực hiện theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động (NLÐ), doanh nghiệp (DN) khó khăn do dịch COVID-19, đến ngày 19/7, BHXH tỉnh Cà Mau đã thực hiện giảm mức đóng vào quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp bằng 0% cho 1.720 đơn vị DN trong tỉnh, tương đương 36.905 lao động, với số tiền 12,4 tỷ đồng.