Một cuộc khủng hoảng ngày càng hiện hữu của kinh tế Trung Quốc và mốt số rủi ro tiềm ẩn khác... đang đe dọa các nỗ lực tăng trưởng vượt bậc của Nhật Bản thời gian qua.
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, PGS.TS. Phạm Thế Anh - Trưởng Khoa Kinh tế học Trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) cho rằng, cần mạnh tay mở rộng chính sách tài khóa, ưu tiên các biện pháp kích cầu tạm thời, cố gắng hạ lãi suất cho vay nhưng phải rất cẩn trọng với việc tiếp tục hạ lãi suất điều hành.
Thường trực Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tập trung triển khai có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thúc đẩy các động lực tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2023.
Hàng trăm nhà đầu tư được trao đổi và chia sẻ nhiều thông tin hữu ích về kinh nghiệm đầu tư, triển vọng nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam nửa cuối năm 2023 tại Hội thảo “Đầu tư chứng khoán – Kiểm soát rủi ro, dẫn lối thành công”.
Bất chấp những ồn ào về triển vọng tăng trưởng mờ nhạt và xu hướng địa phương hóa, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vẫn tiếp tục đổ vào châu Á. Phần lớn các dự án đầu tư này tập trung vào lĩnh vực sản xuất, củng cố vị trí của khu vực với tư cách là một trung tâm thương mại toàn cầu.
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nhu cầu bên ngoài yếu tiếp tục gây áp lực lên sản xuất công nghiệp và chế biến chế tạo tại Việt Nam khiến mức tăng trưởng trong năm 2023 giảm sút.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 841/QĐ-TTg về Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030, trong đó có việc đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ luôn lắng nghe, chia sẻ, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN) như thực hiện các chính sách gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất, miễn giảm thuế, phí, lệ phí với tổng quy mô khoảng 200.000 tỷ đồng; giảm 2% thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết của Quốc hội...