Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng thủy sản tháng 10/2022 ước đạt 815,9 nghìn tấn; lũy kế 10 tháng ước đạt 7.450,7 nghìn tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước.
Khó từ chiếc thẻ vàng của EU, từ giá xăng dầu, ngư cụ tăng cao, khó từ thời tiết diễn biến thất thường và khó cả những chuyến biển thất bát vì sản lượng và giá bán thấp. Đó là thực trạng của nghề khai thác biển từ đầu năm đến nay mà ngư dân đã phải nỗ lực hết mình mới có thể bám biển, vươn khơi để tiếp tục nuôi khát vọng làm giàu từ biển.
Các doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu cần liên tục theo dõi những biến động tỷ giá và cập nhật tình hình lạm phát, lãi suất, tác động của dịch bệnh COVID-19 hay căng thẳng Nga – Ukraine... để chủ động lựa chọn thị trường xuất, nhập khẩu và đa dạng hóa sự lựa chọn đồng tiền thanh toán có lợi.
Bước sang năm 2023 sẽ ưu tiên phát triển nuôi biển tại các vùng có lợi thế về điều kiện tự nhiên, để hình thành một lĩnh vực sản xuất hàng hóa; áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng, gia tăng giá trị, đáp ứng với nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 10 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 82,1 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, xuất khẩu đạt trên 44,9 tỷ USD, tăng 14,1%; nhập khẩu khoảng 37,2 tỷ USD, tăng 5,8%. Như vậy, giá trị xuất siêu nông, lâm, thủy đạt 7,7 tỷ USD, tăng 83,7%.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, từ nay đến cuối năm, để đạt được các mục tiêu đề ra trên lĩnh vực thủy sản, Bộ sẽ tiếp tục hướng dẫn các địa phương tập trung phát triển nuôi trồng các đối tượng nuôi chủ lực và các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao theo hướng nâng cao giá trị thương mại và phát triển bền vững,...
Thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) liên quan đến quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), thời gian qua ngành Thủy sản và 28 địa phương ven biển đã có những nỗ lực tích cực trong việc hoàn thiện khung pháp lý; theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá, quản lý đội tàu và nhất là chứng nhận sản lượng và truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác.
Tái cơ cấu nông nghiệp, nhiệm vụ trọng tâm là tập trung triển khai các giải pháp, nhằm chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi để tăng giá trị trên cùng đơn vị diện tích sản xuất, tăng thu nhập cho một bộ phận cư dân nông thôn, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển ngành tôm, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi chiếm 95% sản lượng tôm, cũng là trung tâm của các nhà máy chế biến. Tại đây, ngành tôm phát triển cả về quy mô, kỹ thuật và chất lượng theo hướng hiện đại và bảo vệ môi trường.
Hội nghị “Xúc tiến hàng nông, thủy sản của Bến Tre vào thị trường các quốc gia Hồi giáo” do Bộ Ngoại giao Việt Nam và tỉnh Bến Tre đồng chủ trì tổ chức sẽ diễn ra vào chiều ngày 19/10/2022, tại Hà Nội đang được tỉnh ráo riết chuẩn bị. Trong đó, yêu cầu về chứng nhận Halal được xem là “chìa khóa” để doanh nghiệp đưa hàng hóa vào thị trường các quốc gia Hồi giáo.