Đã sắp hết quý II/2022 và không như kỳ vọng trước đó của nhiều tổ chức, khả năng Ngân hàng Nhà nước nới hạn mức (room) tín dụng ngay quý này khó xảy ra.
Sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thông tư hướng dẫn về hỗ trợ lãi suất 2% từ ngân sách nhà nước theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ, nhiều ngân hàng thương mại bắt đầu được NHNN phê duyệt mức hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
Hầu hết các dự án bất động sản sẽ chuyển nhượng chưa đủ điều kiện để thực hiện theo quy định của pháp luật như: chưa có giấy phép xây dựng, chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) dự định cấm các tổ chức tín dụng cho vay đặt cọc bất động sản hình thành trong tương lai.
Thời gian gần đây, tình trạng gần cạn ‘“room” tín dụng tại một số ngân hàng thương mại khiến việc mở rộng hoạt động tín dụng tại các ngân hàng này phần nào bị ảnh hưởng.
Thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ tại mỗi quốc gia cho thấy, ngân hàng trung ương có thể vận dụng các công cụ chính sách khác nhau nhằm đạt được mục tiêu của mình cũng như yêu cầu của nền kinh tế. Đối với nước ta, với mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò và yêu cầu đối với ngân hàng trung ương về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội luôn là nhiệm vụ kép: giữ ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Giá bất động sản (BĐS) biến động lớn, do đó không đặt vấn đề siết tín dụng BDS, nhưng các tổ chức tín dụng phải xem xét những dự án nào hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng để đảm có thể thu hồi được gốc và lãi.
Tại cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa Thủ tướng Chính phủ với công nhân, lao động năm 2022 diễn ra sáng 12/6, một vấn đề nóng được đưa ra là chính sách hỗ trợ tín dụng cho công nhân lao động, giúp họ tiếp cần nguồn vốn hợp pháp nhằm giải quyết khó khăn, hạn chế tình trạng người lao động mắc bẫy “tín dụng đen”.
Trả lời chất vấn trước Quốc hội về cơ chế cấp hạn mức tín dụng hàng năm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết, đặt ra kiểm soát tăng trưởng tín dụng là một vấn đề và trên thực tế Ngân hàng Nhà nước áp dụng biện pháp này từ những năm 2011 và thấy đây là một biện pháp rất hiệu quả trong tổ chức điều hành, đưa thị trường tiền tệ ổn định trở lại.
Đây là thông tin được Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết tại buổi Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5, diễn ra chiều 4/6/2022.
Trong bối cảnh các lệnh siết tín dụng, thắt chặt phân lô bán nền, quản lý thuế chuyển nhượng khiến thị trường bất động sản xảy ra nhiều biến động, không ít nhà đầu tư có xu hướng nắn lại dòng tiền để “đánh bắt xa bờ”, dạt ra các vùng ven, thậm chí đổ về các vùng nông thôn để đầu tư.