Khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thực sự tăng lãi suất thì sức ép tới tỷ giá của Việt Nam cần phải nghiên cứu rất kỹ, đặc biệt là ở khu vực các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Đồng USD suy yếu thấp nhất trong 2 tuần qua đã khiến giá vàng thế giới hôm nay (20/5) bật mạnh, giao dịch ở mức 1.842 USD/ounce. Trong nước, giá vàng ghi nhận ngày thứ 4 liên tiếp không có nhiều biến động, giao dịch quanh mốc 69 triệu đồng/ lượng, tuy nhiên vẫn chênh lệch với thế giới gần 17,6 triệu đồng/lượng.
Ngày 5/5, HSBC dự báo tỷ giá của đồng euro giảm mạnh, có thể sẽ ngang bằng với tỷ giá đồng đô-la Mỹ trong năm nay. HSBC là ngân hàng lớn đầu tiên đưa ra dự đoán về khả năng hai đồng tiền lớn nhất thế giới sẽ có tỷ suất ngang giá.
Trong giai đoạn 2012-2021 nhờ chính sách tiền tệ ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô của Ngân hàng Nhà nước cũng như cán cân cung - cầu ngoại tệ thuận lợi, tỷ giá VND/USD đã đạt được sự ổn định trong ngắn hạn, nhưng cũng linh hoạt trong trung và dài hạn. Với tiền đề đó, năm 2022, tỷ giá được dự báo sẽ tiếp tục xu hướng ổn định nhờ lạm phát thấp, cán cân thương mại cân bằng, cung ngoại tệ thuận lợi, mức độ đô la hóa thấp, cũng như chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô.
Những ngày qua, tỷ giá tại các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng khá mạnh. Hiện giá bán USD tại ngân hàng đã lên mức trên 23.000 đồng/USD. Vì sao lại có hiện tượng này?
Ngay sau quyết định tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), diễn biến cặp tỷ giá USD/VND trong nước vẫn khá yên ả. Giới chuyên môn cho rằng, Fed tăng lãi suất sẽ khiến áp lực đối với tỷ giá có xu hướng tăng nhưng vẫn trong biên độ được Ngân hàng Nhà nước đề ra ngay từ đầu năm 2022.