Trong báo cáo kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi trong tháng 8/2022 khi quá trình phục hồi kinh tế đã cho thấy những tín hiệu lan tỏa. Ngân hàng duy trì dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 10,8% trong quý III/2022 và 3,9% trong quý IV/2022, đưa tăng trưởng GDP cả năm đạt 6,7%.
Công tác lập và chấp hành ngân sách nhà nước (NSNN) giai đoạn 1981-1985 đã đi vào nề nếp góp phần thúc đẩy quản lý kinh tế - tài chính và đề cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ thu - chi NSNN.
Trong giai đoạn 1966 - 1975, tài chính đã bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng đề ra, cố gắng tăng nguồn thu để bảo đảm nhu cầu chi lớn, khẩn trương trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, phức tạp của sự nghiệp chống ngoại xâm, đi đôi với xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì vậy, ngân sách nhà nước (NSNN) trong thời kỳ này đã phát huy vai trò quan trọng trong công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế đất nước.
Theo Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế – xã hội tháng 7 và 7 tháng/2022 của nước ta hồi phục nhanh ở hầu hết các ngành, lĩnh vực. Bức tranh kinh tế - xã hội 7 tháng qua đã xuất hiện một số điểm sáng đáng ghi nhận với các tín hiệu khá lạc quan.
Hơn 35 năm qua, công cuộc đổi mới do Đảng ta lãnh đạo và khởi xướng đã mang lại những “gam màu” tươi sáng cho “bức tranh” thương mại trên nhiều bình diện khác nhau. Thời gian tới, cần tiếp tục nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển thương mại, góp phần tạo nên diện mạo mới cho bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam.
Thời gian qua, đại dịch COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội. Hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ dẫn đến doanh nghiệp phá sản, hoặc ngừng sản xuất, lao động nghỉ việc... Trước bối cảnh đó, việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân ngày càng trở nên cấp thiết. Bài viết đánh giá kết quả đảm bảo an sinh xã hội, những tồn tại, hạn chế, từ đó đưa ra giải pháp tiếp tục phát triển an sinh xã hội trong tình hình mới.