Thiếu nguyên liệu tôm, hải sản và diễn biến thị trường nửa cuối năm tiếp tục tác động bất lợi nên dự báo xuất khẩu thủy sản quý III sẽ tăng trưởng chậm lại, đạt khoảng 3 tỷ USD.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ năm 2019. Sau 3 năm có hiệu lực, CPTPP đã trở thành đòn bẩy cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang nhiều thị trường mới.
Trong thời đại 4.0, giao dịch điện tử là kênh phân phối mang lại hiệu quả vô cùng lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu. Trong bối cảnh đại dịch toàn cầu, xuất khẩu trực tuyến không chỉ là xu hướng mà là điều tất yếu các quốc gia cần quan tâm, thúc đẩy phát triển nền kinh tế, tăng tính cạnh tranh so với các nước trong và ngoài khu vực.
Điểm nhấn của ngành nông nghiệp thời điểm hiện nay là sản lượng thuỷ sản tăng so với cùng kỳ; cùng với đó giá tôm sú ổn định, giá tôm thẻ nguyên liệu cũng tăng so với tháng trước. Thu hoạch tôm truyền thống và quảng canh cải tiến đạt khá; tình hình cua, tôm chết trên địa bàn vẫn còn rải rác nhưng mức độ thiệt hại nhẹ, một số hộ dân đã bắt đầu thả giống trở lại, tỷ lệ thả khoảng 60-70%. Dù còn gặp nhiều khó khăn nhất định do thiên tai, sạt lở, nhưng ngành nông nghiệp đang triển khai nhiều giải pháp sát với tình hình thực tế để có bước đột phá trong thực hiện nhiệm vụ năm 2022.
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của cả nước là điểm sáng của kinh tế Việt Nam trong nửa đầu năm 2022. Trước những thách thức ảnh hưởng hoạt động xuất khẩu các mặt hàng trọng điểm này, các bộ, ngành và đơn vị cung ứng dịch vụ tại Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai các giải pháp hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tăng cường phối hợp chặt chẽ để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp kết nối xúc tiến thương mại, tận dụng hiệu quả cơ hội thị trường trong từng thời điểm, giai đoạn; đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp, địa phương trong nước xuất khẩu hiệu quả các loại nông sản có tính mùa vụ cao.