Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong tháng 7 ước đạt 53,5 tỷ USD, giảm 2,5% so với tháng trước.
Theo số liệu từ tổng cục Thống kê, trong 7 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 185,33 tỷ USD, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm trước.
Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa phối hợp với Amazon Global Selling Việt Nam triển khai Chương trình hỗ trợ “Bệ phóng 90 ngày cùng Amazon” dành cho doanh nghiệp quan tâm tới xuất khẩu qua thương mại điện tử.
Mặc dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và kéo dài nhưng Công ty TNHH Chế biến nông sản Thuận Phong (Khu công nghiệp Giao Long) vẫn duy trì sản xuất ổn định, đảm bảo đơn hàng xuất khẩu theo hợp đồng. Đồng thời, công ty khẩn trương thi công dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 3, dự kiến sẽ hoàn thành và vận hành vào cuối năm 2021.
Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tiếp xu hướng giảm với một số giống lúa, trong khi đó giá gạo đi ngang. Thị trường ảm đạm, nhiều kho ngưng hẳn không mua hàng.
Bài viết phân tích thực trạng sử dụng hàng rào phi thuế quan trên thế giới; nhận diện những tác động của rào cản phi thuế quan đến xuất khẩu của Việt Nam. Từ đó, hàm ý chính sách nhằm đảm bảo những lợi ích thương mại cho Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Hiện nay, các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu thủy sản Việt Nam như “ngồi trên đống lửa” khi giá cước vận tải container (công-ten-nơ) đang tăng phi mã. Năm 2020, cước vận tải container lạnh từ Việt Nam đi Anh, Mỹ,... dao động từ 1.600 đến 1.800 USD, nay đã tăng vọt lên gấp 4 đến 5 lần. Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa phụ thuộc phần lớn hãng vận tải nước ngoài cho nên nhiều năm qua, chủ hàng Việt Nam phải “oằn lưng” gánh nhiều khoản phụ phí do các hãng này đưa ra.
Trải qua một năm thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), trao đổi thương mại - đầu tư song phương đã đạt được nhiều kết quả tích cực bất chấp trở ngại do dịch Covid-19 gây ra trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, không ít thách thức được nhận diện cho giai đoạn sắp tới, đòi hỏi sự chung tay của các bộ, ngành, địa phương và nhất là cộng đồng doanh nghiệp (DN) để cùng tháo gỡ, giải quyết, giúp tận dụng cơ hội từ hiệp định này đạt hiệu quả cao hơn.
Hiện các doanh nghiệp Anh nhập khẩu lượng lớn rau quả nông sản để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường này. Anh là một thị trường lớn về nông sản nhưng có yêu cầu cao về chất lượng và rất cạnh tranh, vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp Việt phải có chiến lược tiếp cận thị trường cho phù hợp.