"Vết thương" của người tiêu dùng Mỹ và triển vọng hình chữ V

Theo Nguyễn Chuẩn/enternews.vn

Bỗng nhiên, người Mỹ quên mình từng giàu có, họ cắt giảm chi tiêu, tích trữ tiền mặt và thu hẹp nợ thẻ tín dụng vì những điều tưởng chừng không bao giờ nghĩ đến.

Phố Wall "ảm đạm".
Phố Wall "ảm đạm".

Các ngân hàng thông báo, thẻ tín dụng ghi nợ của Mỹ đột nhiên có mức giảm lớn nhất trong vòng hơn 30 năm qua. Đồng thời, tỷ lệ tiết kiệm đã tăng lên đến mức chưa từng thấy kể từ thời Ronald Reagan còn tại vị ở Nhà Trắng.

Người Mỹ đổ xô đi mua tích trữ hàng hóa tại siêu thị.
Người Mỹ đổ xô đi mua tích trữ hàng hóa tại siêu thị.

Những thay đổi mạnh mẽ trong hành vi của người tiêu dùng đang phản ánh sự hỗn loạn chưa từng có trong nền kinh tế Mỹ thời điểm này. 

Có thể nói, thận trọng là một phản ứng hợp lý cho sự không chắc chắn nào đó nhưng việc giảm bớt chi tiêu lại đang trở thành những rủi ro cho sự phục hồi nền kinh tế bất kỳ một nước nào. Sự phục hồi của nền kinh tế theo hình chữ V nếu người tiêu dùng không “thắt lưng buộc bụng” sau những khoảng thời gian kìm nén.

Tính đến thời điểm này, hơn 33 triệu người Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp kể từ giữa tháng 3 và các nhà kinh tế cảnh báo thị trường việc làm sẽ không trở lại mức trước khủng hoảng trong nhiều năm.

Russell Price, nhà kinh tế trưởng tại Ameripawn Financial cho biết: "Người tiêu dùng đang rất thận trọng, chúng tôi đang ở giữa tâm bão".

Nguyên nhân vì đâu?

Tỷ lệ thất nghiệp nước Mỹ tăng vọt lên 14,7% trong tháng 4, một cuộc khủng hoảng thất nghiệp nghiêm trọng nhất kể từ Đại suy thoái và người Mỹ đang thu mình để chuẩn bị cho những thời điểm khó khăn hơn phía trước.

Theo một cuộc khảo sát của Cục Dự trữ Liên bang New York, xác suất mất việc làm của một người dân trong 12 tháng tới đã tăng lên gần 21. Đó là con số đạt mức cao kỷ lục trong các cuộc khảo sát của NY Fed kể từ năm 2013.

Cuộc khảo sát đã mô tả "sự suy giảm đáng kể" trong niềm tin vào tương lai tươi sáng của người dân Mỹ, kể cả với những người có mức thu nhập và tăng trưởng chi tiêu nằm trong dự kiến.

Danielle DiMartino Booth, CEO và chiến lược gia trưởng tại Quill Intelligence chia sẻ: "chúng tôi biết rằng COVID-19 đã không biến mất một cách nhanh chóng, điều đó khiến cho sự sợ hãi và kìm hãm khả năng hoặc mong muốn chi tiêu của người tiêu dùng".

Tín dụng ghi nợ giảm và tỷ lệ tiết kiệm tăng!

“Người Mỹ lo lắng” đang tìm mọi cách giảm mạnh khoản nợ thẻ tín dụng, một hình thức cho vay “nặng lãi” của ngân hàng.

Theo báo cáo của Cục Dự trữ Liên bang, vào tháng 3, dư nợ tín dụng quay vòng đã sụp đổ với tỷ lệ hàng năm là 31%, đó là mức giảm lớn nhất trong một tháng kể từ tháng 1 năm 1989.

Một phần của sự sụt giảm đó, theo các nhà kinh tế là do các ngân hàng đã rút lại các hạn mức tín dụng khi nhiều người bị thất nghiệp. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng trở nên tiết kiệm hơn và kiểm soát việc vay mượn của họ trong trường hợp thu nhập của họ bị xóa sổ.

Người tiêu dùng đã nghiêm túc kiểm soát chi tiêu của họ và chưa biết đến khi nào sẽ quay trở lại thời kỳ “ăn tiêu bạt mạng” như vốn dĩ tính cách của người Mỹ.

Về cơ bản, sức chi tiêu của người tiêu dùng là thước đo sức khỏe của nền kinh tế. Thời điểm này, có vẻ người dân Mỹ thực sự đang chuẩn bị cho việc “sống chậm” lại và hưởng thụ ít hơn, người Mỹ đang xây dựng dự trữ tiền mặt để giúp họ vượt qua cơn bão tài chính đang diễn ra.

Tỷ lệ tiết kiệm ở Hoa Kỳ đã tăng từ 8% trong tháng Hai lên 13,1% trong tháng Ba, đó là tỷ lệ tiết kiệm cao nhất kể từ tháng 11/1981. Và với những tin tức kinh tế thảm khốc, tỷ lệ tiết kiệm có thể sẽ còn cao hơn nữa khi số liệu thống kê tháng 4, tháng 5 được công bố.

Phố Wall bị “trọng thương”!

Mặc dù các nhà đầu tư rất lạc quan về tương lai của các công ty lớn tạo nên S&P 500-một chỉ số cổ phiếu dựa trên cổ phiếu phổ thông của 500 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất niêm yết trên NYSE hoặc NASDAQ. Nhưng rõ ràng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn đang bị tổn thương nặng nề.

Khoảng 83% các doanh nghiệp vừa báo cáo sự suy giảm chung về triển vọng kinh tế trong mấy tháng qua và hơn một nửa đang “chờ đón” sự suy giảm trong vòng sáu tháng tới. Khoảng 46% giám đốc điều hành đã báo cáo việc giảm tuyển dụng nhân sự.

Hầu hết các RSM- giám đốc vùng cho biết, các nỗ lực kích thích của chính phủ liên bang "sẽ không đủ để làm sống lại trái tim và linh hồn đang đập yếu ớt của nền kinh tế trong thời gian tới."

Những dự báo tương lai “ảm đạm”

Mặc dù những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng được cho là hợp lý nhưng chúng cũng chỉ ra những thách thức dài hạn hơn đối với một nền kinh tế bị chi phối bởi chi tiêu của người tiêu dùng, chiếm hơn hai phần ba GDP của Hoa Kỳ.

Các nhà kinh tế dự báo rằng ngay cả sau khi việc phong tỏa được dỡ bỏ, nhiều người Mỹ sẽ không chi tiêu mạnh mẽ như trước cho đến khi có vắc-xin. Nó không đơn giản như việc mở lại nền kinh tế.

Nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là người cao tuổi và những người có điều kiện từ trước, có lẽ sẽ né tránh đám đông trong tương lai gần. Và điều đó có nghĩa là nền kinh tế không thể trở lại như một “công tắc đèn”.

Các biện pháp dỡ bỏ phong tỏa từng bước tại các bang của nước Mỹ chưa đủ để khởi động lại kinh tế. Các ngành công nghiệp chật vật mở cửa trở lại. Phần lớn dân Mỹ không đi du lịch và giới hạn tối đa các khoản chi tiêu.

Đây là một kỷ lục lịch sử : Trong sáu tuần lễ kể từ đầu tháng 3, đã có đến 33 triệu người đăng ký xin trợ cấp thất nghiệp, tương đương với một người đi làm trên sáu. Đội ngũ thất nghiệp này đông bằng dân số của hai thành phố Chicago và New York cộng lại.