Thay đổi tâm lý người tiêu dùng sau đại dịch Covid-19
Người tiêu dùng thiên về xu hướng mua đồ của các hãng giá rẻ hoặc tiết kiệm chi tiêu hơn so với trước đây do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Đây sẽ là một cản trở lớn đối với sự phục hồi kinh tế và đòi hỏi chính phủ cùng với các ngân hàng trung ương theo dõi sát sao tình hình bệnh dịch để có các biện pháp kích cầu hợp lý.
Nhu cầu giảm thiểu của người tiêu dùng
Chủ chuỗi cửa hàng đồ gia dụng Amy, Michael Clark chia sẻ nỗi lo khi chuẩn bị mở cửa trở lại các cửa hàng này vào ngày 15/6/2020: “Khách hàng sẽ không chi tiêu nhiều như trước đây nữa do ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu.”
Mối quan tâm của ông được ghi nhận trong một cuộc khảo sát của Hiệp hội bán lẻ Anh Quốc trong bối cảnh các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng. Rõ ràng, người tiêu dùng trên khắp thế giới đã có ý thức tiết kiệm hơn trước. Đây sẽ là một cản trở lớn đối với sự phục hồi kinh tế và đòi hỏi chính phủ cùng với các ngân hàng trung ương theo dõi sát sao tình hình bệnh dịch để có các biện pháp kích cầu hợp lý.
Sự tiết kiệm được thể hiện theo nhiều cách thức khác nhau: một số hộ gia đình tích trữ tiền mặt trong thời gian phong tỏa; một số hộ khác đổ xô mua hàng của các hãng giá rẻ hoặc chỉ chi tiêu cho những nhu cầu thiết yếu. Nhu cầu của người tiêu dùng bị giảm thiểu do ảnh hưởng của đại dịch khiến nhiều người mất việc làm. Khó có thể tưởng tượng được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo đối với thói quen chi tiêu của người tiêu dùng nếu vẫn tiếp tục làm việc tại nhà.
Sự tiết kiệm được thể hiện theo nhiều cách thức khác nhau: một số hộ gia đình tích trữ tiền mặt trong thời gian phong tỏa; một số hộ khác đổ xô mua hàng của các hãng giá rẻ hoặc chỉ chi tiêu cho những nhu cầu thiết yếu.
Tại Trung Quốc, các trung tâm mua sắm đã được lấp đầy trở lại từ tháng 4 sau khi nới lỏng giãn cách xã hội. Doanh số bán hàng trực tuyến tăng, người mua thường được hỗ trợ bằng các mã giảm giá hoặc khuyến mãi của chính phủ. Tuy nhiên, cũng đã lo ngại về việc mua các mặt hàng không thiết yếu, khiến cột tăng trưởng của Bắc Kinh không đạt được như kì vọng.
Tại Hoa Kỳ, các thương hiệu phổ biến như sô cô la Hershey hay kem đánh răng Colgate cho thấy sự giảm thiểu trong các giao dịch mua hàng. Trong khi đó, các cửa hàng 1$ tăng kì vọng chào đón nhóm khách hàng mới giống như cuộc Đại suy thoái vào năm 2008-2009.
“Vào năm 2008, mọi người mất việc và họ đã tìm đến chúng tôi. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra vào cuối năm nay và năm 2021”, ông Gary Philbin - Giám đốc điều hành của Dollar Tree chia sẻ.
Nguy cơ xảy ra cuộc Đại suy thoái 2 và yêu cầu về các gói kích cầu
Hiện tại, tiền tiết kiệm của các hộ gia đình để chuẩn bị cho khủng hoảng sau đại dịch đã đẩy tỷ lệ tiết kiệm chung của Hoa Kỳ lên mức kỷ lục, chiếm tới 33% thu nhập.
Quỹ Tiền tệ quốc tế đã chỉ ra rằng cuộc Đại suy thoái 2008-2009 đã thúc đẩy tỷ lệ tiết kiệm lâu dài giống như hiện tại, nhưng lại dẫn đến mức tiêu thụ và tăng trưởng thấp hơn so với trước đây.
Hơn nữa, nhiều hộ gia đình ở Mỹ sắp phải chịu cảnh thu nhập rớt thảm với mức giảm trừ gia cảnh hết hạn vào tháng 5 và trợ cấp thất nghiệp mùa dịch kết thúc vào tháng 7. Oxford Economics dự báo thu nhập của các hộ gia đình sẽ duy trì mức thấp trong suốt phần còn lại của năm.
Tình hình trên buộc các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới phải khuyến khích chi tiêu bằng cách tăng các biện pháp nới lỏng giãn cách, cung cấp thêm các gói trợ cấp kinh tế hoặc thậm chí hạ lãi suất xuống âm phần trăm. Diễn biến tương tự cũng xảy ra ở châu Âu. Ngân hàng Trung ương châu Âu hy vọng tiết kiệm hộ gia đình sẽ tăng sáu điểm lên 19% thu nhập trong năm nay và duy trì ở mức cao trong năm tới vì đại dịch này sẽ ảnh hưởng lâu dài đến thái độ và thói quen của người tiêu dùng. Mới đây, Đức tuyên bố cắt giảm thuế giá trị gia tăng trong nửa cuối năm để thúc đẩy tiêu dùng, kết hợp với việc phát tiền mặt cho các hộ gia đình...