Tiền lương tháng làm căn cứ tính hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp


Chia sẻ về cách tính hưởng chế độ tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN), lãnh đạo Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, theo Điều 4, thông tư 26/2017/TT – BLĐTBXH về quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN bắt buộc thì thời gian, tiền lương tháng làm căn cứ tính hưởng chế độ TNLĐ, BNN.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Theo đó, thời gian làm căn cứ tính hưởng chế độ tai TNLĐ, BNN là tổng thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN của người lao động, không kể thời gian đóng trùng của các hợp đồng lao động; thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN nếu không liên tục thì được cộng dồn; thời gian người lao động giữ các chức danh theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 trước ngày 1/1/1998 mà được tính hưởng bảo hiểm xã hội thì thời gian đó được tính hưởng chế độ TNLĐ, BNN.

Thời gian làm căn cứ tính hưởng chế độ tai TNLĐ, BNN là tổng thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN của người lao động
Thời gian làm căn cứ tính hưởng chế độ tai TNLĐ, BNN là tổng thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN của người lao động
 

Nếu thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, thời gian không làm việc hoặc nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN và tháng đó không được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ TNLĐ, BNN trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này.

Ngoài ra, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng người sử dụng lao động không phải đóng vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN nhưng được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN.

Ccụ thể: Trường hợp hợp đồng lao động hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi hợp đồng lao động hết thời hạn được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN, thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi hợp đồng lao động hết thời hạn không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN.

Trường hợp, thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi quy định tại khoản 4 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN.

Trong trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội nhưng người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN.

Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hưởng chế độ thai sản mà không nghỉ việc thì người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN.

Lãnh đạo Cục An toàn lao động cũng cho biết thêm, tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN làm căn cứ tính hưởng chế độ TNLĐ, BNN được hiểu là tiền lương tháng liền kề trước tháng bị TNLĐ, BNN; là tiền lương tháng cuối cùng đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN của công việc đã làm mà công việc đó gây ra bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp.

Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN hoặc bị TNLĐ, BNN trong tháng đầu trở lại làm việc đóng bảo hiểm sau thời gian đóng gián đoạn do chấm dứt hợp đồng lao động thì bằng tiền lương đóng vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN của chính tháng đó.

Trường hợp người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 1/1/ 2016 mà thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định thì mức tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp được tính trên cơ sở hệ số tiền lương và phụ cấp (nếu có) nhân với mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng trợ cấp.

Với trường hợp người lao động đồng thời giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì tiền lương tính hưởng trợ cấp bằng tổng các mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN của tất cả các hợp đồng lao động tại tháng liền kề trước tháng bị TNLĐ, BNN của lần sau cùng nhưng không quá 20 tháng lương cơ sở.