Tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô
(Tài chính) Đó là những dự báo khả quan về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm 2014. Trong báo cáo đánh giá mới đây của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã đánh giá, Việt Nam đang bước vào năm thứ ba ổn định kinh tế vĩ mô, tỷ lệ lạm phát thấp hơn, các dòng vốn và xuất nhập khẩu mạnh hơn, tỷ giá hối đoái cũng ổn định hơn.
Duy trì đà tăng trưởng
Trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3-2014, Chính phủ đã thống nhất đánh giá, tình hình kinh tế- xã hội quý I/2014 có nhiều chuyển biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực, tạo điều kiện thuận lợi để phấn đấu đạt kết quả cao hơn trong thời gian tới. Kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng GDP quý I ước đạt 4,96%, cao hơn cùng kỳ hai năm trước; lạm phát tiếp tục được kiềm chế ở mức thấp, chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 giảm 0,44% là mức thấp nhất trong vòng 8 năm qua. Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay giảm; tỷ giá và thị trường vàng ổn định; dự trữ ngoại hối quốc gia tiếp tục tăng cao. Xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng khá. Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tăng. Cùng với đó, thu chi ngân sách đạt khá so dự toán và cùng kỳ năm trước. An sinh xã hội và phúc lợi xã hội được quan tâm và triển khai có hiệu quả…
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, năm 2014-2015, có nhiều nhân tố giúp nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi dần tốc độ tăng trưởng. Có chuyên gia nhấn mạnh, thời kỳ đen tối của khủng hoảng lạm phát đã dần tan. Năm 2014 tình hình được dự báo sẽ khá hơn khi GDP dự báo tăng 5,8%, dự kiến tăng 6% vào năm 2015. Chỉ số giá tiêu dùng ở mức 7% và tiếp tục kéo giảm trong những năm tiếp theo. Sự thay đổi trong chính sách từ kiềm chế lạm phát bị động sang lạm phát mục tiêu sẽ tạo dư địa cho việc thực thi chính sách tài khóa và tiền tệ.
Trong đó, dư nợ tín dụng và lãi suất giảm tạo điều kiện cho doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư sản xuất. Lãi suất tiền vay có thể giảm 1-2%, ngắn 9%, trung và dài hạn 10-11%. Giải pháp điều hành tín dụng 12-14%, tiếp tục cho phép ngắn hạn bằng ngoại tệ đối với các tổ chức thanh toán nước ngoài (thay vì mua bán) nếu chứng minh được nguồn thu ngoại tệ.
Theo Báo cáo mới đây của ADB, ADB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2014 sẽ tăng nhẹ lên 5,6% và tiếp tục lên 5,8% trong năm 2015 đồng thời mức lạm phát được kỳ vọng là 6,2% (năm 2014) và khoảng 6,6% (năm 2015) khi các hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi mạnh hơn.
Mặc dù vậy, các chuyên gia kinh tế ADB cũng khuyến cáo, thách thức lâu dài mà Việt Nam đang phải đối mặt đó là sự tụt hậu về chất lượng của cơ sở hạ tầng so với các nền kinh tế khác trong khu vực Đông Nam Á.
Để cải thiện vấn đề này, có ý kiến cho rằng, Chính phủ cần phải có chính sách thu hút đầu tư công, thông qua cơ chế đối tác nhà nước-tư nhân (PPP). Sự hợp tác này có thể đóng góp rất nhiều vào huy động vốn trong các dự án, qua đó giúp Việt Nam tiếp cận được kinh nghiệp quản lý, công nghệ tiên tiên tiến từ quốc tế qua đó cải thiện hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công.
Để cải thiện vấn đề này, có ý kiến cho rằng, Chính phủ cần phải có chính sách thu hút đầu tư công, thông qua cơ chế đối tác nhà nước-tư nhân (PPP). Sự hợp tác này có thể đóng góp rất nhiều vào huy động vốn trong các dự án, qua đó giúp Việt Nam tiếp cận được kinh nghiệp quản lý, công nghệ tiên tiên tiến từ quốc tế qua đó cải thiện hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công.
Tin tưởng tăng trưởng kinh tế vĩ mô trong năm 2014 sẽ có nhiều dấu hiệu khả quan ngay từ đầu năm, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, chính sách tiền tệ phải được điều hành một cách thận trọng, linh hoạt hướng đến mục tiêu tăng tín dụng khoảng trên dưới 15%/năm. Cùng với đó, tiếp tục thực hiện một số chính sách như miễn giảm thuế, xử lý nợ xấu...
Mục tiêu ưu tiên hàng đầu
Trong chỉ đạo điều hành, Chính phủ luôn dành mục tiêu ưu tiên hàng đầu để ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng ở mức hợp lý. Chính phủ đề ra mục tiêu tổng quát của 2 năm còn lại (2014-2015) của kế hoạch 5 năm 2011-2015 là: Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; phục hồi nhịp độ tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế và ba đột phá chiến lược, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng chống tham nhũng, lãng phí. Bảo đảm quốc phòng và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Năm 2014 tập trung cao cho ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.
Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 2 năm 2014-2015 Chính phủ đề ra là 6,0%/năm. Trên cơ sở đó, tiếp tục kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, bảo đảm phục hồi và nâng cao chất lượng tăng trưởng và đảm bảo tăng trưởng ở mức hợp lý. Thực hiện chính sách tiền tệ đảm bảo cung ứng vốn một cách có hiệu quả cho nền kinh tế, đồng thời góp phần kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
Tiếp tục phát triển đồng bộ và lành mạnh hóa thị trường tiền tệ, giảm dần nợ xấu thông qua việc tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng. Triển khai có hiệu quả hoạt động của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Bổ sung giải pháp mới để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường nhằm tập trung đầu tư cho các công trình trọng điểm về giao thông, thủy lợi và bệnh viện. Sử dụng một phần thích đáng chi đầu tư công để tham gia các dự án PPP, vốn đối ứng ODA và kinh phí giải phóng mặt bằng…
Tiếp tục phát triển đồng bộ và lành mạnh hóa thị trường tiền tệ, giảm dần nợ xấu thông qua việc tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng. Triển khai có hiệu quả hoạt động của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Bổ sung giải pháp mới để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường nhằm tập trung đầu tư cho các công trình trọng điểm về giao thông, thủy lợi và bệnh viện. Sử dụng một phần thích đáng chi đầu tư công để tham gia các dự án PPP, vốn đối ứng ODA và kinh phí giải phóng mặt bằng…
Chính phủ cũng xác định tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa phối hợp hiệu quả với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước, kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời, kiểm soát nhập siêu ở mức hợp lý. Thực hiện có hiệu quả các biện pháp khuyến khích xuất khẩu...
Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu trong 2 năm 2014-2015
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 2 năm 2014-2015: 6,0%/năm (theo giá 2010);
- Giá trị gia tăng công nghiệp - xây dựng bình quân 2 năm tăng 6,5%;
- Giá trị gia tăng nông nghiệp bình quân 2 năm tăng 2,6%/năm;
- Cơ cấu GDP năm 2015: nông nghiệp 18,0%, công nghiệp và xây dựng 41%, dịch vụ 41%;
- Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 10,0%/năm;
- Vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 2 năm đạt 31-32% GDP;
- Tỉ lệ huy động vào ngân sách nhà nước năm 2015 đạt 21% GDP;
- Mức bội chi ngân sách dưới 5,3% GDP vào năm 2015;
- GDP bình quân đầu người khoảng 2.200-2.300 USD vào năm 2015;
- Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng khoảng 7%.