Hiệp định thương mại tự do FTA Việt Nam - EU EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 01/8/2020 đã mở ra những cơ hội về hàng rào thuế quan lớn chưa từng có cho nhiều ngành hàng của Việt Nam, trong đó dệt may – một trong những ngành hàng chủ lực xuấtkhẩu sang thị trường EU được đánh giá là được hưởng lợi nhiều. Tuy nhiên, để được hưởng những ưu đãi này, dệt may Việt Nam bắt buộc phải tuân thủ những quy tắc xuất xứ rất nghiêm ngặt của EVFTA. Trên cơ sở tìm hiểu về quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may trong EVFTA; khái quát những thách thức của dệt may Việt Nam khi thực hiện quy tắc xuất xứ theo EVFTA, bài viết đưa ra những giải pháp thúc đẩy xuấtkhẩu và đáp ứng quy tắc xuất xứ của EVFTA.
Xuấtkhẩu gạo năm 2024 được dự báo sẽ nối tiếp đà thành công của năm 2023 với nhiều yếu tố thuận lợi như: thế giới thiếu hụt 5 triệu tấn gạo; Ấn Độ có khả năng duy trì hạn chế xuấtkhẩu trong khi nhu cầu nhập khẩu của một số bạn hàng truyền thống của ta đều tăng.
Năm 2024 có nhiều yếu tố thuận lợi cho xuấtkhẩu gạo với giá tốt. Hiện nay, giá trị gạo Việt Nam trên thị trường thế giới đã được khẳng định khi các đối tác nhập khẩu và người tiêu dùng đều ưa chuộng gạo Việt.
Vượt qua nhiều khó khăn từ bối cảnh vĩ mô kém thuận lợi, tổng cầu thế giới sụt giảm khiến hoạt động thương mại chịu ảnh hưởng tiêu cực. Tuy nhiên, xuấtkhẩu của Việt Nam bắt đầu xuất hiện tín hiệu phục hồi tích cực từ các tháng cuối năm 2023.
Xuấtkhẩu của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang chiếm 73% trong tổng kim ngạch xuấtkhẩu của cả nước trong năm 2023. Nguyên nhân được Bộ Công Thương chỉ ra là Việt Nam còn thiếu vắng các tập đoàn, doanh nghiệp trong nước quy mô lớn, có vai trò dẫn dắt, tạo động lực đối với các ngành sản xuất trong nước.
Năm 2023 được doanh nghiệp nhận định còn khó khăn hơn thời điểm dịch COVID-19, kim ngạch xuấtkhẩu sụt giảm nhưng tại thị trường Anh vẫn duy trì tăng trưởng hơn 1,9%.
Hơn 71% doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dự báo số lượng đơn đặt hàng xuấtkhẩu mới trong quý I/2024 tăng và giữ nguyên so với quý IV/2023, cho thấy triển vọng của ngành này dần tích cực hơn.
Khu vực Biển Đỏ kết nối với kênh đào Suez, mối liên kết thương mại giữa châu Á và châu Âu, giờ đây đương đầu với rủi ro bị tấn công quá lớn. Các tàu vận chuyển hàng trên khắp thế giới buộc phải chuyển hướng sang Mũi Hảo Vọng tại Nam Phi.
Thời gian qua, xuấtkhẩu hàng hóa của tỉnh An Giang phát triển mạnh mẽ, đạt thành tựu quan trọng, trở thành trụ đỡ chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Để kim ngạch xuấtkhẩu 5 năm 2020 - 2025 đạt hơn 5 tỷ USD theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đề ra, cần có những giải pháp đột phá trong nửa nhiệm kỳ còn lại và những năm tiếp theo.
Theo Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk năm 2023 có 3 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra, cụ thể: tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 98.000 tỷ đồng 102,8% kế hoạch ; kim ngạch xuấtkhẩu đạt 1,6 tỷ USD 100% kế hoạch, tăng 0,9% so với năm trước ; kim ngạch nhập khẩu đạt 370 triệu USD.
Từ những tín hiệu phục hồi của nền kinh tế, hơn 71,4% doanh nghiệp dự báo số lượng đơn đặt hàng xuấtkhẩu mới trong quý I/2024 tăng và giữ nguyên so với quý IV/2023.
Dự báo trong năm 2024, cầu tiêu dùng vẫn là yếu tố có đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế, bên cạnh sự lan tỏa của hoạt động đầu tư công, xuất khẩu.