Năm 2023, tổng kim ngạch xuấtkhẩu của tỉnh Gia Lai ước đạt 680 triệu USD, tăng 3,03% so với năm 2022. Thành quả có được nhờ nhiều doanh nghiệp đã biết tận dụng các lợi thế từ Hiệp định EVFTA.
Nghêu là 1 trong 4 loại thủy sản xuấtkhẩu chủ lực của nước ta cùng với tôm, cá tra và cá rô phi , được ưa chuộng tại nhiều thị trường, nhất là EU, mang về trăm triệu USD mỗi năm.
Tổ chức các nước xuấtkhẩu dầu mỏ OPEC đang tìm cách cắt giảm sản lượng khai thác nhằm kiềm chế đà giảm của giá dầu mỏ trên thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, việc Angola tuyên bố sẽ rời khỏi tổ chức này cho thấy bất đồng nội bộ và cản trở các nỗ lực chung nhằm dẫn dắt thị trường và ổn định giá “vàng đen”.
Việc “nhanh chân” khai thác vận chuyển đường sắt Á - Âu có thể giúp đưa hàng Việt đi sâu vào lục địa đơn cử như trong nội địa Trung Quốc với lợi thế về chi phí và thời gian. Tuy nhiên, tỷ lệ tuyến đường sắt ở Việt Nam có khổ đường đạt chuẩn quốc tế để giúp tốc độ nhanh hơn vẫn còn thấp và chậm nâng cấp, là một thách thức để thúc đẩy các nhà xuấtkhẩu tham gia vào phương thức vận tải này.
Còn mấy ngày nữa năm 2023 – năm được nhiều doanh nghiệp xuấtkhẩu đánh giá là khó khăn chưa từng có, thiếu đơn hàng trầm trọng sẽ kết thúc. Bước sang năm 2024, các doanh nghiệp kỳ vọng thị trường xuấtkhẩu sẽ khả quan hơn, doanh số tăng trở lại. Đây là yếu tố then chốt để nhà máy sản xuất duy trì tình trạng “sáng đèn” cả năm, thay vì phải đóng cửa như thời gian qua.
Theo S&P Global Commodities Insight, Mỹ hiện là nước sản xuất dầu lớn nhất trong lịch sử. Sản lượng dầu thô và khí ngưng tụ đạt kỷ lục toàn cầu trong quý này. “Nếu nhìn lại năm 2008, khi sản lượng của Mỹ ở mức thấp nhất trong 62 năm và xuấtkhẩu bằng 0, thì đó là một sự thay đổi đáng chú ý.
Năm 2024, nhiều nền kinh tế là đối tác lớn của Việt Nam tăng trưởng chậm, dẫn đến tổng cầu khó phục hồi mạnh, từ đó tác động đến kết quả xuất khẩu. Song song đó, tình hình mới buộc Việt Nam cần có định hướng mới trong thu hút FDI công nghiệp cao.
Thực tế cho thấy, xu hướng sử dụng công cụ phòng vệ thương mại đang gia tăng tại các nước thành viên Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP . Các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại không chỉ nhiều hơn về số lượng, mà còn phức tạp hơn về quy mô và đa dạng hơn về mặt hàng. Điều này đang đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp xuấtkhẩu của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Hiệp định CPTPP dần bước sang giai đoạn thực thi mới.
Nhìn từ thách thức lớn của ngành dệt may trong năm 2024 sắp đến đối với việc chuyển đổi sang sử dụng năng lượng xanh nhằm đáp ứng tiêu chuẩn xanh cho xuất khẩu, để thấy đó cũng là thách thức chung cho các nhà sản xuất trong nước. Nguy cơ mất đơn hàng sẽ luôn hiển hiện trong tương lai nếu như các doanh nghiệp chậm hành động để đáp ứng yêu cầu này và thiếu đi sự hỗ trợ cần thiết từ khâu chính sách.
Định hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam là tiến dần lên các phương thức sản xuất mang lại giá trị gia tăng cao, cho mục tiêu đóng góp chủ yếu vào giá trị xuấtkhẩu dệt may là các sản phẩm mang thương hiệu Việt.
Theo các nhà phân tích, diện tích rừng Việt Nam có thể tạo ra khoảng 50 - 70 triệu tấn tín chỉ carbon rừng dôi dư, tạo nguồn thu lên đến hàng nghìn tỷ đồng nếu xuấtkhẩu thành công.
Với nỗ lực vượt qua các khó khăn, thách thức về thị trường và giá nguyên vật liệu biến động thất thường, kim ngạch xuấtkhẩu của tỉnh Bạc Liêu lần đầu tiên đạt 1 tỷ USD và tăng 17,21% so với cùng kỳ. Đây là kết quả đáng phấn khởi, tạo nên những tiền đề cho xuấtkhẩu các năm tiếp sau đạt hiệu quả cao hơn.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung cung cấp tín dụng cho nền kinh tế và phục vụ sản xuất kinh doanh, tập trung cho 3 động lực tăng trưởng là tiêu dụng, xuấtkhẩu và đầu tư.
Trải qua thời gian dài tăng trưởng chậm cả về sản lượng lẫn giá trị hiện nay hai mặt hàng chủ lực của xuấtkhẩu thủy sản Việt Nam là con tôm và cá tra đều đang có tín hiệu phục hồi tại các thị trường chủ lực như Mỹ, EU.