TPP: Sẽ mở ra cơ hội xuất siêu của Việt Nam sang Hoa Kỳ
(Tài chính) Kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Hoa Kỳ của Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an từ ngày 15-20/3/2015, nhiều chuyên gia cho rằng, bên cạnh việc tăng cường quan hệ ngoại giao giữa hai nước, chuyến công tác còn góp phần quan trọng vào tăng cường quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ.
Với quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ổn định như hiện nay, kể cả khi TPP chưa được ký kết, Việt Nam vẫn còn rất nhiều cơ hội gia tăng xuất siêu sang Mỹ, bởi kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ hiện chỉ chiếm 0,98% tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ.
Một số ý kiến cho rằng, Hiệp định TPP sẽ có nhiều thách thức cho Việt Nam vì một nền kinh tế đang phát triển sẽ khó có cơ hội cạnh tranh với Hoa Kỳ, một nền kinh tế phát triển và là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại cho rằng, TPP sẽ đem đến mẫu số chung cho Việt Nam và Hoa Kỳ để hai bên cùng phát triển.
Năm 2015 sẽ là năm hai nước kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ, và nếu đàm phán TPP sẽ là động lực quan trọng để quan hệ kinh tế hai bên phát triển thực chất và hiệu quả hơn.
Phạm vi đàm phán TPP cũng có mức rộng hơn so với Hiệp định song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, nhất là bao gồm các lĩnh vực phi truyền thống. Tham gia TPP, Việt Nam và Hoa Kỳ là những quốc gia có khả năng bổ sung cao cho nền kinh tế.
Theo các chuyên gia kinh tế, Hoa Kỳ là thị trường quan trọng và là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. TPP sẽ thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang nước này nhờ những cam kết mở cửa thị trường mạnh hơn, cao hơn so với những cam kết hiện có trong khu vực.
Như vậy, khi tham gia TPP, các hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường Mỹ, cũng như thị trường của các nước thành viên khác.
Dự báo, nếu TPP được ký kết, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ có khả năng tăng lên mức trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, đưa quốc gia này trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Kể từ năm 2009 đến nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng gấp đôi, trong khi kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam tăng 61%.
Cũng theo nhiều chuyên gia, Hiệp định TPP sẽ giúp tạo sự khác biệt cho Việt Nam với các nước đang phát triển khác đang tìm kiếm đầu tư, vì sẽ được cải thiện xếp hạng trái phiếu và dòng vốn đầu tư mới.
Việc thâm nhập thị trường Hiệp định TPP rộng lớn sẽ tăng ưu đãi cho các nhà đầu tư để di chuyể
Cùng với đó, thách thức về khả năng nắm bắt cơ hội, nguy cơ bị trừng phạt thương mại, khởi kiện và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Khi gia nhập Hiệp định TPP, doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp phải nhiều rào cản thương mại, khi xuất khẩu hang hóa sang thị trường Hoa Kỳ.
Đặc biệt, tính bảo hộ cho sản xuất trong nước của thị trường Hoa Kỳ rất cao, đặc biệt đối với một số mặt hàng như nông sản, thực phẩm. Những rào cản thương mại, kỹ thuật của Hoa Kỳ ngày càng khắt khe và nếu thấy có dấu hiệu làm nguy hại tới sản xuất trong nước, lập tức họ sẽ bổ sung những quy định mới, điều luật mới để chống đối phó. Ví dụ, các sản phẩm thủy sản Việt Nam khi vào thị trường Hoa Kỳ thường xuyên vấp phải việc bị kiện chống bán phá giá, nghĩa là sản phẩm được bán với giá rất rẻ. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải chú ý về chất lượng sản phẩm khi xuất khẩu; tìm hiểu thêm thong tin về thị trường…
Một cản trở khác với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam là thuế suất nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ và các thị trường khác chỉ bị xóa nếu như các nguyên liệu, linh kiện của sản phẩm, hang hóa có chứng nhận xuất xứ là hang Việt Nam.
Nói cách khác, nếu cứ tiếp tục nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ quốc gia khác, hàng hóa của nước ta sẽ không được hưởng mức thuế suất 0%. Vì vậy, để đón nhận cơ hội Hiệp định TPP, buộc các doanh nghiệp dệt may phải tìm cách nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ các nước Hiệp định TPP.
Để biến Hiệp định TPP thành cơ hội thúc đẩy phát triển thương mại với Hoa Kỳ, nhiều chuyên gia khuyến nghị, doanh nghiệp phải chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, cải tiến công nghệ; nâng cao năng suất lao động; tích cực tham gia chuỗi sảng xuất và cung ứng trong khu vực và toàn cầu; thực thi đầy đủ các nghĩa vụ trong hiệp định, tránh vi hpamj các quy định về đầu tư, lao động, môi trường…
Ngoài ra, Nhà nước cần rà soát, điều chỉnh hệ thống pháp luật phù hợp với Hiệp định TPP; chú trọng đào tạo, nâng cao năng lực cho người lao động; và tăng cường tuyên truyền phổ biến về Hiệp định TPP./.