Trung Quốc thanh kiểm tra hàng loạt cơ quan tài chính

Theo Nguyễn Long/diendandoanhnghiep.vn

Không chỉ dừng ở việc tăng cường việc quản lý với các doanh nghiệp tài chính, chính quyền Bắc Kinh đang tiến hành đợt thanh kiểm tra diện rộng với hệ thống tài chính, bao gồm cả PBoC.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo The Sydney Morning Herald, cơ quan giám sát tham nhũng của Trung Quốc sẽ mở một cuộc điều tra đối với 25 tổ chức tài chính lớn nhất nước này và các cơ quan quản lý tài chính, điều này có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng đang xảy ra.

Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc đã bắt đầu kiểm toán trong thời gian hai tháng đối với một số ngân hàng quốc doanh lớn, các công ty bảo hiểm, các nhà quản lý nợ xấu của Trung Quốc, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC), Ủy ban Điều tiết Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc, khối tài sản có chủ quyền của Trung Quốc các cơ quan quản lý và trao đổi quỹ và chứng khoán.

Mặc dù được thông báo như một cuộc điều tra chống tham nhũng và nhắm vào các đảng viên Đảng Cộng sản trong ban lãnh đạo của các tổ chức, các cuộc thanh tra sẽ "tìm kiếm kỹ lưỡng mọi sai lệch về chính trị", nhưng có vẻ như nó hướng vào việc xem xét các mối quan hệ giữa các tổ chức và các cơ quan quản lý và các công ty tư nhân mà họ giao dịch hoặc quản lý.

Bối cảnh của đợt kiểm tra đúng vào thời điểm làn sóng vỡ nợ liên tục xảy ra trong lĩnh vực bất động sản có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Trung Quốc. Đây là lĩnh vực chiếm khoảng 30% GDP của Trung Quốc và cho đến nay vẫn là lĩnh vực có tỷ trọng lớn nhất trong hệ thống ngân hàng của nước này. Gần 30% các khoản cho vay của các ngân hàng và theo một số ước tính, hơn 40% trong tổng số các khoản nợ của họ là dành cho lĩnh vực bất động sản.

Trong khi Evergrande, công ty bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới với khoản nợ hơn 300 tỷ USD cho đến nay vẫn là công ty nổi bật nhất trong số các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đang gặp khó khăn và không thể trả lãi cho các khoản nợ của họ, danh sách các công ty trong tình trạng tương tự đang kéo dài gần như hàng ngày.

Huarong, một trong bốn tổ chức quản lý nợ xấu của đất nước, được thành lập để quản lý hàng núi nợ khó đòi trong hệ thống ngân hàng sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á những năm 1990, đã được cứu trợ và tái cơ cấu; còn Giám đốc Điều hành của Huarong,  Lai Xiaomin đã bị xử tử hình vì tham nhũng. Hu Huaibang, cựu Chủ tịch ngân hàng chính sách lớn nhất Trung Quốc, bị phạt tù chung thân... Sau nhiều năm thực hiện chiến lược chống tham nhũng, tổng cộng Trung Quốc đã trừng phạt hơn 1,5 triệu quan chức.

Tuy nhiên, trong trường hợp của Evergrande và các mối quan hệ thân thiết với các tổ chức tài chính, công ty đã nắm giữ 1,5 tỷ USD cổ phần tại một trong những ngân hàng cho vay của mình, cho đến khi cuộc khủng hoảng xuất hiện buộc họ phải rút cổ phần ra, và ngân hàng khẳng định số tiền thu được sẽ được sử dụng để hoàn trả các khoản vay; thì điều đó dường như đã thúc đẩy cuộc điều tra.

Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương là cơ quan cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc chịu trách nhiệm thực thi các quy định của Đảng và truy quét tham nhũng trong Đảng đã nói rõ rằng, ngăn ngừa các rủi ro hệ thống là động lực chính cho cuộc điều tra của cơ quan này.

Cuộc “trấn áp” đối với các tổ chức tài chính và các cơ quan quản lý là một cuộc đánh giá rộng hơn, gay gắt hơn và chính thức hơn về một lĩnh vực đã được giám sát chặt chẽ hơn trong năm nay.

Một số giám đốc điều hành cấp cao của các ngân hàng quốc doanh lớn đã bị trừng phạt trong năm nay vì lạm dụng chức vụ, đầu tư bất hợp pháp và cho vay không đúng quy định.

Đó cũng là một phần của sự thay đổi rộng rãi và cơ bản hơn trong mô hình kinh tế của Trung Quốc đã tạo ra những cú sốc liên tiếp qua một số lĩnh vực khi chiến lược kinh tế của quốc gia này đột ngột chuyển từ mô hình tăng trưởng “để một số người làm giàu trước tiên” của ông Đặng Tiểu Bình sang mục tiêu bình đẳng của ông Tập Cận Bình về "sự thịnh vượng chung".

Các cuộc đàn áp đối với các công ty công nghệ lớn, fintech và các công ty gọi xe dưới các biểu ngữ chống độc quyền, bảo mật dữ liệu và bảo mật và ổn định hệ thống; việc cấm giáo dục tư thục, hạn chế quyền tiếp cận công nghệ của trẻ em và việc chấn chỉnh hành vi người nổi tiếng và văn hóa hâm mộ đã gây ra những tác động nhất định.

Khu vực tài chính, đặc biệt là khu vực ngân hàng lớn thuộc sở hữu nhà nước và khu vực bất động sản và các mối liên hệ giữa hai lĩnh vực này là trọng tâm hơn nhiều đối với nền kinh tế Trung Quốc so với những mục tiêu trước đó.

Do đóng góp của chính sách “ba lằn ranh đỏ” của Trung Quốc (các giới hạn về đòn bẩy và khả năng tiếp cận nợ đối với các công ty bất động sản có đòn bẩy quá mức đã được đưa ra vào năm ngoái) vào cuộc khủng hoảng hiện tại trong lĩnh vực bất động sản của nước này, có nguy cơ dẫn đến những hậu quả không lường trước được.