Trưởng Ban Kinh tế Trung ương tiếp và làm việc với Đại sứ Pháp tại Việt Nam
(Tài chính) Ngày 09/12, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã tiếp và làm việc với ngài Jean-Noel Poirier, Đại sứ Pháp tại Việt Nam.
Đồng chí Trưởng Ban và ngài Đại sứ đã tập trung trao đổi về mối quan hệ Việt - Pháp, tình hình cũng như triển vọng phát triển quan hệ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế - xã hội giữa Việt Nam và Pháp năm 2014 và những năm tiếp theo.
Tại buổi tiếp, Ngài Đại sứ Pháp Jean-Noel Poirier cho biết, trong thời gian nhận nhiệm vụ ở Việt Nam, ông đã chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ và đánh giá cao những nỗ lực mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đạt được trong những năm qua.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ cảm ơn những đánh giá của ngài Đại sứ về thành tựu của Việt Nam đồng thời nhấn mạnh, với tình hình thế giới cũng như trong nước thời gian qua Việt Nam đã phải tăng cường nhiều biện pháp để ổn định kinh tế vĩ mô hơn nữa vì nguồn lực còn hạn chế nên những bước chuyển mình chưa nhìn thấy thật cụ thể.
Đồng chí Trưởng Ban dự báo năm 2015 và những năm tiếp theo, kinh tế Việt Nam sẽ có những bước chuyển mình rõ nét hơn.Đề cập đến mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Pháp, đồng chí Vương Đình Huệ cho rằng, Pháp là một trong những thị trường tiềm năng của hàng xuất khẩu Việt Nam tại Châu Âu.
Với những lợi thế khi xuất khẩu sang Pháp, kim ngạch xuất khẩu của hàng Việt Nam sang thị trường này liên tục tăng trong những năm qua và tăng ấn tượng trong năm nay. Tuy nhiên, dù kim ngạch hai chiều có khởi sắc và Pháp đang là nước dẫn đầu châu Âu trong cung cấp ODA cho Việt Nam nhưng như vậy vẫn chưa xứng với tiềm năng của hai quốc gia vốn là đối tác chiến lược của nhau.
Trao đổi với ngài Đại sứ về những vấn đề của nền kinh tế Việt nam, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương khẳng định, là một nước đang phát triển, Việt Nam luôn mong muốn thu hút đầu tư, thúc đẩy các nguồn đầu tư từ nước ngoài, bên cạnh việc vẫn phải giữ vững kiểm soát nợ công và thận trọng, cân nhắc kỹ thời điểm đầu tư, cách thức đầu tư cũng như tổng mức đầu tư...
Một minh chứng cho việc Việt Nam thành công trong việc ổn định kinh tế vĩ mô đó là hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings thông báo nâng mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam. Theo đó, xếp hạng phát hành nợ nội tệ và ngoại tệ dài hạn (IDRs) của Việt Nam từ mức B+ lên BB-; Tương tự, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã nâng bậc xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam từ mức B2 lên mức B1 và mức triển vọng được đánh giá là Ổn định.
Điều này thể hiện Moody’s nhận định kinh tế vĩ mô của Việt Nam sẽ tiếp tục được duy trì ổn định và yếu tố này sẽ tác động tích cực đối với quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và khả năng trả nợ nước ngoài của quốc gia.
Ngài Đại sứ hoàn toàn tán thành quan điểm đồng chí Vương Đình Huệ đưa ra và hy vọng với lộ trình cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư như hiện nay, Việt Nam sẽ thu hút nhiều hơn nữa làn sóng đầu tư từ Pháp cũng như các nước khác.
Tại buổi tiếp, Ngài Đại sứ Pháp Jean-Noel Poirier cho biết, trong thời gian nhận nhiệm vụ ở Việt Nam, ông đã chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ và đánh giá cao những nỗ lực mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đạt được trong những năm qua.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ cảm ơn những đánh giá của ngài Đại sứ về thành tựu của Việt Nam đồng thời nhấn mạnh, với tình hình thế giới cũng như trong nước thời gian qua Việt Nam đã phải tăng cường nhiều biện pháp để ổn định kinh tế vĩ mô hơn nữa vì nguồn lực còn hạn chế nên những bước chuyển mình chưa nhìn thấy thật cụ thể.
Đồng chí Trưởng Ban dự báo năm 2015 và những năm tiếp theo, kinh tế Việt Nam sẽ có những bước chuyển mình rõ nét hơn.Đề cập đến mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Pháp, đồng chí Vương Đình Huệ cho rằng, Pháp là một trong những thị trường tiềm năng của hàng xuất khẩu Việt Nam tại Châu Âu.
Với những lợi thế khi xuất khẩu sang Pháp, kim ngạch xuất khẩu của hàng Việt Nam sang thị trường này liên tục tăng trong những năm qua và tăng ấn tượng trong năm nay. Tuy nhiên, dù kim ngạch hai chiều có khởi sắc và Pháp đang là nước dẫn đầu châu Âu trong cung cấp ODA cho Việt Nam nhưng như vậy vẫn chưa xứng với tiềm năng của hai quốc gia vốn là đối tác chiến lược của nhau.
Trao đổi với ngài Đại sứ về những vấn đề của nền kinh tế Việt nam, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương khẳng định, là một nước đang phát triển, Việt Nam luôn mong muốn thu hút đầu tư, thúc đẩy các nguồn đầu tư từ nước ngoài, bên cạnh việc vẫn phải giữ vững kiểm soát nợ công và thận trọng, cân nhắc kỹ thời điểm đầu tư, cách thức đầu tư cũng như tổng mức đầu tư...
Một minh chứng cho việc Việt Nam thành công trong việc ổn định kinh tế vĩ mô đó là hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings thông báo nâng mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam. Theo đó, xếp hạng phát hành nợ nội tệ và ngoại tệ dài hạn (IDRs) của Việt Nam từ mức B+ lên BB-; Tương tự, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã nâng bậc xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam từ mức B2 lên mức B1 và mức triển vọng được đánh giá là Ổn định.
Điều này thể hiện Moody’s nhận định kinh tế vĩ mô của Việt Nam sẽ tiếp tục được duy trì ổn định và yếu tố này sẽ tác động tích cực đối với quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và khả năng trả nợ nước ngoài của quốc gia.
Ngài Đại sứ hoàn toàn tán thành quan điểm đồng chí Vương Đình Huệ đưa ra và hy vọng với lộ trình cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư như hiện nay, Việt Nam sẽ thu hút nhiều hơn nữa làn sóng đầu tư từ Pháp cũng như các nước khác.