Ứng dụng tiến bộ khoa học trong thâm canh cây lúa ở huyện Thiệu Hóa

PV.

Theo tin từ Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa vụ mùa 2015 đã triển khai mô hình trình diễn: “Ứng dụng đồng bộ tiến bộ khoa học kỷ thuật mới trong thâm canh lúa đạt năng suất chất lượng hiệu quả cao”

Qui mô thực hiện 27 ha tại thôn 9 và thôn 10 của xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá từ nguồn kinh phí địa phương.
Qui mô thực hiện 27 ha tại thôn 9 và thôn 10 của xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá từ nguồn kinh phí địa phương.

Qui mô thực hiện 27 ha tại thôn 9 và thôn 10 của xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá từ nguồn kinh phí địa phương. Với sự tham gia của 150 hộ nông dân. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống lúa thuần chất lượng MB68, 30% vật tư phân bón các loại và tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trước khi tiến hành gieo cấy.

Mô hình được thực hiện với yêu cầu kỹ thuật khá đồng bộ từ khâu chọn giống đến thu hoạch như: Sử dụng hạt giống lúa tốt, năng suất chất lượng cao, giống đạt cấp xác nhận trở lên. Gieo mạ thưa, cấy mạ non, áp dụng phương pháp cấy hàng rộng hàng hẹp.

Trước khi cấy đất lúa được cày bừa sớm, kỹ, nhuyễn; Áp dụng tưới nước tiết kiệm theo phương pháp tưới ướt khô xen kẽ; Phân bón được sử dụng cân đối hợp lý, ưu tiên sử dụng phân hữu cơ, bón lót sâu trước cấy, bón thúc sớm và tập trung theo đúng quy trình kỹ thuật; Quản lý dinh dưỡng và dịch hại cây trồng theo ICM; không sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật sau cấy 20 ngày, chỉ phun thuốc khi sâu bệnh vượt quá ngưỡng kinh tế; Thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp.

Mặc dù thời gian triển khai gặp nhiều khó khăn do thời tiết khô hạn kéo dài, diễn biến sâu bệnh có nhiều phức tạp. Tuy nhiên, do được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là sự tham gia nhiệt tình của các hộ nông dân. Kết quả mô hình được đông đảo người dân và địa phương đánh giá rất cao.

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật mới đồng bộ đã giúp cho cây lúa đẻ nhánh khoẻ, số bông/khóm đạt cao 11,5 bông/khóm, cây lúa cứng khỏe, chống chịu hạn và sâu bệnh tốt. Hiệu quả từ mô hình không những cho năng suất cao đạt 62 tạ/ha, tăng 18-20% so với sản xuất đại trà, mà còn giúp nông dân lãi 4,5-5 triệu đồng/ha so với năng suất trung bình tại địa phương do giảm được chi phí về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.