Mỗi năm có khoảng 2-5% GDP toàn cầu bị rửa trái phép

An Nhi

Hoạt động rửa tiền ngày càng tinh vi, với hình thức mới mang tính xuyên biên giới khiến công tác phòng chống tội phạm chống rửa tiền có thêm khó khăn mới. Theo Cơ quan Phòng chống Ma túy và Tội phạm Liên Hợp Quốc ước tính, có khoảng 39,4 nghìn tỷ đồng đến 106,6 nghìn tỷ đồng trong tổng số 2 triệu tỷ đồng GDP toàn cầu năm 2019 (tương đương 2-5% GDP toàn cầu) bị rửa trái phép trên toàn thế giới.

Các hoạt động rửa tiền ngày càng tinh vi, phức tạp hơn với nhiều hình thức mới. Trong bối cảnh các phương thức thanh toán hiện đại ngày càng phát triển, công nghệ số ngày càng bùng nổ với sự xuất hiện của các loại tiền ảo mang tính chất ẩn danh đang tạo ra nhiều cơ hội để tội phạm rửa tiền lợi dụng rửa tiền không hợp pháp thành tiền hợp pháp. Bên cạnh đó, tốc độ phản ứng với các mối đe dọa mới và khả năng phát hiện chính xác vẫn là một thử thách lớn!

Cuộc khảo sát mới đây của Công ty Phần mềm Phân tích Toàn cầu (FICO) cho thấy, trong thời kỳ số hóa và công nghệ phát triển, thì công tác phòng, chống rửa tiền, đó là giải pháp tuân thủ chống rửa tiền (AML) với các quy tắc cũ đã không theo kịp tội phạm tài chính và các thủ đoạn rửa tiền ngày nay.

Thực tiễn cho thấy, tội phạm tài chính và các hoạt động rửa tiền hiện nay không chỉ qua các kênh chuyển tiền, gửi qua ngân hàng, mà tiền bẩn còn được rửa thông qua các giao dịch thương mại, trong các hoạt động mua bán hàng hóa. Chẳng hạn như, dùng tiền bẩn mua hàng hóa, hay nông sản xuất sang nước khác bán để thu về tiền sạch; hoặc chuyển tiền ra nước ngoài, dùng tiền đó đánh bạc ở nước ngoài, tiền đánh bạc lại được chuyển về nước qua kênh kiều hối…

Theo Cơ quan Phòng chống Ma túy và Tội phạm Liên Hợp Quốc ước tính, có khoảng 39,4 nghìn tỷ đồng đến 106,6 nghìn tỷ đồng trong tổng số 2 triệu tỷ đồng GDP toàn cầu năm 2019, bị rửa trái phép trên toàn thế giới. Con số này chiếm 2-5% GDP một năm trên toàn cầu.

Cuộc khảo sát mới đây của Công ty Phần mềm Phân tích Toàn cầu (FICO) cho thấy, trong thời kỳ số hóa và công nghệ phát triển, thì công tác phòng, chống rửa tiền, đó là giải pháp tuân thủ chống rửa tiền (AML) với các quy tắc cũ đã không theo kịp tội phạm tài chính và các thủ đoạn rửa tiền ngày nay.

Tại châu Á - Thái Bình Dương - khu vực có nhiều giao dịch thương mại, xuất nhập khẩu lớn… Với số lượng dữ liệu và số lượng giao dịch lớn sẽ là đích đến của tội phạm rửa tiền. Trong khi, với số lượng dữ liệu và số lượng giao dịch lớn, hệ thống và quy tắc cũ của AML, với các biện pháp phòng chống rửa tiền truyền thống rất khó kiểm soát, rất khó theo dõi toàn thể, khó biết đâu là hành động rửa tiền… Hơn thế nếu mỗi ngày có cả triệu giao dịch thì việc lưu trữ thông tin truyền thống và tra cứu cũng rất khó khăn và rất khó phát hiện các hành vi rửa tiền qua các giao dịch tiền ảo…

Các ngân hàng bị thách thức bởi sự cần thiết phải có thêm thông tin để đối phó với tỷ lệ cảnh báo cao từ các hệ thống không hiệu quả, trong khi không làm phiền khách hàng với các câu hỏi xác minh không ngừng. Tiếp đến, các yếu tố cần cân nhắc xếp hạng thứ hai và thứ ba bởi các ngân hàng bao gồm, thiệt hại danh tiếng và tổn thất tài chính trực tiếp. Khi nói đến thách thức tội phạm tài chính, gần 1/2 số ngân hàng được khảo sát đã nêu vấn đề tốc độ phản ứng với các mối đe dọa mới, trong khi 1/3 tin rằng đạt được khả năng phát hiện chính xác vẫn là một thử thách quan trọng.

Phần lớn các ngân hàng (93%) trên khắp châu Á - Thái Bình Dương có khả năng tiếp tục chi tiêu cho công nghệ phục vụ việc nâng cấp hoặc tăng cường hệ thống tuân thủ của họ. Tuy nhiên, tại các trung tâm tài chính khu vực quan trọng như Singapore và Hồng Kông, chỉ có 2/3 số người được hỏi cho biết ngân hàng của họ có khả năng sẽ bắt đầu đầu tư mới vào công nghệ tuân thủ, có thể là do họ đã chi tiêu đáng kể trong lĩnh vực này trong những năm gần đây.

Gể giải quyết những thách thức trên, Theo FICO, kết hợp các kỹ thuật máy học tiên tiến được thiết kế bằng cách cải thiện đáng kể độ chính xác của các cảnh báo thông qua các mô hình phân tích nâng cao được cấp bằng sáng chế như phân cụm mềm và điểm nguy cơ có thể giúp các tổ chức tài chính vận hành AI trong các chiến lược tuân thủ hiện có của họ.

Tổng mức đầu tư vào công nghệ tuân thủ của các ngân hàng ở châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng vào năm 2021. 49% số ngân hàng được hỏi cho biết ngân sách sẽ tăng, với 34% dự kiến sẽ tăng đáng kể. Điều thú vị là, các ngân hàng nước ngoài nghiêng về chi tiêu mới so với các đối tác trong nước. Indonesia, Australia, Thái Lan và Philippines là những thị trường cho biết sẽ đầu tư nhiều nhất vào năm 2021.