Vốn đầu tư công gồm những gì?
(Tài chính) Trong hai ngày 10 và 11/4, một số nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 dự kiến khai mạc vào 20/5 tới sẽ được cho ý kiến tại hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách.
Một trong số đó là dự thảo Luật Đầu tư công. Trình Quốc hội cho ý kiến từ kỳ họp Quốc hội thứ 6 vào cuối năm 2013, dự thảo luật này được kỳ vọng sẽ khắc phục được tình trạng đầu tư công dàn trải, kém hiệu quả đã diễn ra nhiều năm qua.
Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý, giải trình gửi kèm dự án luật mới được Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi xin ý kiến đại biểu cho thấy nhiều nội dung đã được chỉnh sửa, trong đó có khái niệm vốn đầu tư công.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, quá trình thảo luận có ý kiến đề nghị cân nhắc bổ sung quy định cụ thể các khoản vốn trái phiếu chính phủ, vốn từ nguồn thu như thu xổ số kiến thiết, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam... để lại đầu tư nhưng không đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, sắp tới sẽ được quy định trong Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) trong dự thảo luật.
Theo quy định của Luật Ngân sách hiện hành các nguồn vốn nêu trên không thuộc cân đối ngân sách nhà nước, tuy nhiên giá trị của nguồn vốn này là khá lớn, tương đương tổng mức vốn đầu tư ngân sách nhà nước hàng năm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích.
Số liệu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cung cấp được dẫn tại báo cáo cũng cho thấy, các nguồn vốn đầu tư có tính chất ngân sách nhà nước nhưng không đưa vào cân đối ngân sách nhà nước có năm cao vọt hơn hẳn vốn đầu tư ngân sách Trung ương.
Cụ thể, vốn đầu tư ngân sách Trung ương năm 2010 là 65.800 tỷ đồng, trong đó các nguồn vốn đầu tư có tính chất ngân sách nhà nước nhưng không đưa vào cân đối ngân sách nhà nước là hơn 73.445 tỷ đồng. Gồm: vốn trái phiếu chính phủ năm 2010 là 56.000 tỷ đồng, xổ số kiến thiết: 12.669 tỷ đồng, đầu tư để lại cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là 4.776 tỷ đồng (chưa tính phần vốn đầu tư để lại cho các tập đoàn khác).
Đến 2011, vốn đầu tư ngân sách trung ương là 75.300 tỷ đồng, các nguồn vốn đầu tư có tính chất ngân sách nhà nước không đưa vào cân đối ngân sách nhà nước khoảng 63.000 tỷ đồng.
Sang 2012, vốn đầu tư ngân sách trung ương năm là 91.900 tỷ đồng, các nguồn vốn đầu tư có tính chất ngân sách nhà nước không đưa vào cân đối ngân sách nhà nước khoảng 65.100 tỷ đồng.
Năm sau, 2013, vốn đầu tư ngân sách trung ương năm là 80.361 tỷ đồng, các nguồn vốn đầu tư không đưa vào cân đối ngân sách nhà nước khoảng 91.750 tỷ đồng. Và tiền đầu tư để lại cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam lúc này đã lên đến khoảng 13.130 tỷ đồng.
Với năm 2014, báo cáo cho hay vốn đầu tư ngân sách trung ương là 77.000 tỷ đồng. Trong khi đó các nguồn vốn đầu tư có tính chất ngân sách nhà nước nhưng không đưa vào cân đối ngân sách nhà nước đã lên tới khoảng 119.000 tỷ đồng. Gồm: vốn trái phiếu chính phủ là 88.632 tỷ đồng, xổ số kiến thiết: 20.476 tỷ đồng, đầu tư để lại cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khoảng 10.000 tỷ đồng.
Nếu không quy định cụ thể các nguồn vốn nói trên trong dự thảo luật, sẽ tạo nên một khoảng trống pháp luật đối với nguồn vốn đầu tư này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lý giải.
Bởi vậy, để làm rõ khái niệm vốn đầu tư công, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý dự thảo theo hướng vốn đầu tư công quy định tại Luật Đầu tư công, gồm: vốn ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay của ngân sách địa phương để đầu tư.
Bên cạnh khái niệm vốn đầu tư công, tiếp thu ý kiến đại biểu, nhiều vấn đề khác cũng đã được chỉnh lý tại dự thảo luật gần nhất, trong đó có nội dung công khai, minh bạch trong đầu tư công, đồng thời quy định giám sát của cộng đồng đối với hoạt động đầu tư công ở phạm vi, mức độ phù hợp.
Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý, giải trình gửi kèm dự án luật mới được Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi xin ý kiến đại biểu cho thấy nhiều nội dung đã được chỉnh sửa, trong đó có khái niệm vốn đầu tư công.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, quá trình thảo luận có ý kiến đề nghị cân nhắc bổ sung quy định cụ thể các khoản vốn trái phiếu chính phủ, vốn từ nguồn thu như thu xổ số kiến thiết, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam... để lại đầu tư nhưng không đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, sắp tới sẽ được quy định trong Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) trong dự thảo luật.
Theo quy định của Luật Ngân sách hiện hành các nguồn vốn nêu trên không thuộc cân đối ngân sách nhà nước, tuy nhiên giá trị của nguồn vốn này là khá lớn, tương đương tổng mức vốn đầu tư ngân sách nhà nước hàng năm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích.
Số liệu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cung cấp được dẫn tại báo cáo cũng cho thấy, các nguồn vốn đầu tư có tính chất ngân sách nhà nước nhưng không đưa vào cân đối ngân sách nhà nước có năm cao vọt hơn hẳn vốn đầu tư ngân sách Trung ương.
Cụ thể, vốn đầu tư ngân sách Trung ương năm 2010 là 65.800 tỷ đồng, trong đó các nguồn vốn đầu tư có tính chất ngân sách nhà nước nhưng không đưa vào cân đối ngân sách nhà nước là hơn 73.445 tỷ đồng. Gồm: vốn trái phiếu chính phủ năm 2010 là 56.000 tỷ đồng, xổ số kiến thiết: 12.669 tỷ đồng, đầu tư để lại cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là 4.776 tỷ đồng (chưa tính phần vốn đầu tư để lại cho các tập đoàn khác).
Đến 2011, vốn đầu tư ngân sách trung ương là 75.300 tỷ đồng, các nguồn vốn đầu tư có tính chất ngân sách nhà nước không đưa vào cân đối ngân sách nhà nước khoảng 63.000 tỷ đồng.
Sang 2012, vốn đầu tư ngân sách trung ương năm là 91.900 tỷ đồng, các nguồn vốn đầu tư có tính chất ngân sách nhà nước không đưa vào cân đối ngân sách nhà nước khoảng 65.100 tỷ đồng.
Năm sau, 2013, vốn đầu tư ngân sách trung ương năm là 80.361 tỷ đồng, các nguồn vốn đầu tư không đưa vào cân đối ngân sách nhà nước khoảng 91.750 tỷ đồng. Và tiền đầu tư để lại cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam lúc này đã lên đến khoảng 13.130 tỷ đồng.
Với năm 2014, báo cáo cho hay vốn đầu tư ngân sách trung ương là 77.000 tỷ đồng. Trong khi đó các nguồn vốn đầu tư có tính chất ngân sách nhà nước nhưng không đưa vào cân đối ngân sách nhà nước đã lên tới khoảng 119.000 tỷ đồng. Gồm: vốn trái phiếu chính phủ là 88.632 tỷ đồng, xổ số kiến thiết: 20.476 tỷ đồng, đầu tư để lại cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khoảng 10.000 tỷ đồng.
Nếu không quy định cụ thể các nguồn vốn nói trên trong dự thảo luật, sẽ tạo nên một khoảng trống pháp luật đối với nguồn vốn đầu tư này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lý giải.
Bởi vậy, để làm rõ khái niệm vốn đầu tư công, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý dự thảo theo hướng vốn đầu tư công quy định tại Luật Đầu tư công, gồm: vốn ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay của ngân sách địa phương để đầu tư.
Bên cạnh khái niệm vốn đầu tư công, tiếp thu ý kiến đại biểu, nhiều vấn đề khác cũng đã được chỉnh lý tại dự thảo luật gần nhất, trong đó có nội dung công khai, minh bạch trong đầu tư công, đồng thời quy định giám sát của cộng đồng đối với hoạt động đầu tư công ở phạm vi, mức độ phù hợp.