Xây dựng GMP, doanh nghiệp phải đáng ứng các yêu cầu nào?
GMP đề cập đến tất cả các yếu tố về cơ sở vật chất tối thiểu nhất cần phải có để đảm bảo chất lượng vệ sinh trong chế biến. Xây dựng và áp dụng thành công GMP sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp có sản phẩm đạt chất lượng, an toàn.
Thực hành sản xuất tốt (GMP - Good manufacturing practice) là một hệ thống để đảm bảo rằng các sản phẩm được sản xuất liên tục và kiểm soát theo tiêu chuẩn chất lượng.
GMP được thiết kế để giảm thiểu các rủi ro trong quá trình sản xuất mà không thể được loại bỏ thông qua thử nghiệm các sản phẩm cuối cùng.
GMP bao gồm những nguyên tắc chung, những quy định, hướng dẫn những nội dung cơ bản về điều kiện sản xuất thuốc, gia công đóng gói thực phẩm… nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng tiêu chuẩn an toàn nhất.
GMP có tính mở rộng và tổng quát, cho phép mỗi nhà sản xuất có thể quyết định xử lý công việc sao cho đáp ứng được các yêu cầu cần thiết phù hợp với loại hình, lĩnh vực sản xuất và điều kiện cơ sở vật chất của doanh nghiệp.
GMP đề cập đến tất cả các yếu tố về cơ sở vật chất tối thiểu nhất cần phải có để đảm bảo chất lượng vệ sinh trong chế biến, xây dựng và áp dụng thành công GMP sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp chắc chắn có sản phẩm đạt chất lượng, an toàn theo mục tiêu của doanh nghiệp. Để xây dựng GMP, doanh nghiệp cần đáp ứng 5 yêu cầu cơ bản:
Thứ nhất là yêu cầu về nhân sự: Xây dựng chuẩn mực các vị trí làm việc để tuyển dụng phù hợp với trình độ, năng lực; xây dựng quy định về kiểm tra sức khỏe của tất cả nhân viên, đặc biệt những nhân viên làm trực tiếp ảnh với sản phẩm; xây dựng kế hoạch đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân.
Thứ hai là yêu cầu về thiết kế, xây dựng, lắp đặt nhà xưởng và thiết bị chế biến: Về vị trí đặt nhà máy; thiết kế, loại nguyên vật liệu để xây dựng nhà xưởng; sử dụng thiết bị chế biến phù hợp cho từng loại nhà xưởng khác nhau.
Thứ ba là yêu cầu kiểm soát vệ sinh nhà xưởng, môi trường: Xây dựng các quy định về xử lý nước dùng để sản xuất; xử lý nước thải, các sản phẩm bị hư hỏng và rác thải; bảo quản hóa chất gây nguy hiểm, kiểm soát sinh vật gây nguy hại; vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, nhà xưởng.
Thứ tư là yêu cầu về kiểm soát quá trình chế biến: Cần xây dựng các quy định về phương pháp chế biến, thủ tục, hướng dẫn công việc cụ thể; các tiêu chuẩn về nguyên liệu, sản phẩm, công thức pha chế và các biện pháp kiểm tra, giám sát.
Thứ năm là yêu cầu về kiểm soát quá trình bảo quản và phân phối sản phẩm: Quá trình vận chuyển và bảo quản phải đảm bảo yêu cầu sao cho các thành phẩm không bị nhiễm bẩn bởi các tác nhân bên ngoài và không nhầm lẫn sản phẩm.
Theo các chuyên gia, nhân viên trong mỗi doanh nghiệp cần được đào tạo kiến thức cơ bản về GMP để hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của hệ thống, từ đó rèn tính tự giác thực hiện các quy định.
Các cán bộ chủ chốt cần được đào tạo kiến thức chuyên sâu chủ chốt theo từng giai đoạn; xem xét, đánh giá tính hiệu quả định kỳ sao cho phù hợp với các quá trình xây dựng áp dụng GMP...