4 hoạt động chính trong cải tiến chất lượng sản phẩm
Cải tiến chất lượng là quá trình liên tục trong doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp tiến hành cải thiện, kiểm soát và đảm bảo chất lượng dịch vụ, sản phẩm của mình. Quá trình cải tiến gồm 4 hoạt động cơ bản.
Cải tiến chất lượng là quá trình cải thiện liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Mục tiêu của quá trình này là không ngừng tạo ra sự cải tiến tích cực trong mọi khía cạnh của hoạt động doanh nghiệp. Bên cạnh đó, duy trì đảm bảo được chất lượng sản phẩm ổn định, cần phải tìm cách nâng cao được chất lượng sản phẩm dịch vụ sau luôn tốt hơn sản phẩm trước.
Trong quá trình cải tiến chất lượng, để đạt hiệu quả cao, trước hết doanh nghiệp cần phải xác định và hiểu rõ được các vấn đề, yếu tố cần tiến hành cải thiện, xác định mục tiêu và tiêu chuẩn chất lượng mới; từ đó tiến hành thực hiện các biện pháp và hoạt động nhằm đạt được kết quả tốt nhất.
Việc cải tiến chất lượng giúp đảm bảo chất lượng hiện tại, không ngừng hoàn thiện hệ thống quy trình quản lý chất lượng doanh nghiệp; đồng thời còn tìm ra các vấn đề tiến hành khắc phục sửa chữa, giúp cho việc phát hiện và ngăn chặn cac vấn dề mới có thể phát sinh liên qua tới chất lượng trong tương lai.
Cải tiến chất lượng có thể bao gồm 4 hoạt động cơ bản.
Thứ nhất, phân tích và đánh giá hiện trạng chất lượng: Để xác định đúng các vấn đề điểm yếu cần phải khắc phục cải thiện, doanh nghiệp cần tiến hành điều tra, phân tích và đánh giá các yếu tố gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình hiện tại.
Thứ hai, thiết lập mục tiêu và tiêu chuẩn chất lượng mới: Muốn cải tiến hiểu quả thì cần hiểu và xác định đúng mục tiêu và tiêu chuẩn chất lượng. Điều này cần dựa trên những yêu cầu cần thõa mãn thực tế của khách hàng, và dựa trên chiến lược phát triển sắp tới của doanh nghiệp.
Thứ ba, triển khai các biện pháp cải tiến: Áp dụng các phương pháp, công cụ và kỹ thuật phù hợp để cải thiện quy trình, gia tăng hiệu suất, giảm lãng phí và tăng cường chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ. Điển hình như Dự án cải tiến chất lượng, chu trình PDCA, mô hình Kaizen hay Lean Six Sigma…
Thứ tư, giám sát và đánh giá kết quả: Trong quá trình cải tiến cần tiến hành theo dõi và đánh giá kịp thời kết quả, xác định mức độ hiệu quả và thực hiện thay đổi khi cần thiết để đảm bảo rằng mục tiêu chất lượng cải tiến đạt được hiệu quả.
Các chuyên gia lưu ý, cải tiến chất lượng là một quá trình liên tục và không ngừng nghỉ trong tổ chức, cho phép doanh nghiệp tiến hành cải thiện, kiểm soát và đảm bảo chất lượng dịch vụ và sản phẩm của mình.
Bên cạnh đó, yêu cầu sự cam kết và tham gia của tất cả các cấp bậc và nhân viên trong doanh nghiệp để đảm bảo rằng chất lượng được nâng cao và duy trì theo thời gian, từ đó mang lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp.