Hải quan Bình Dương:

7 giải pháp thu ngân sách và chống thất thu

PV.

Năm 2018, Cục Hải quan Bình Dương được Tổng cục Hải quan giao chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước bổ sung lần 2 là 13.500 tỷ đồng. Tính đến tháng 31/7/2018, Cục Hải quan Bình Dương đạt 8.148,00 tỷ đồng, đạt 60,36% so với chi tiêu.

Cục Hải quan tỉnh Bình Dương đối thoại với doanh nghiệp Hàn Quốc
Cục Hải quan tỉnh Bình Dương đối thoại với doanh nghiệp Hàn Quốc

Để hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ trên, Hải quan Bình Dương đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thu ngân sách và chống thất thu.

Thứ nhất, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu được. Hải quan Bình Dương xác định là một trong những yếu tố quan trọng giúp tăng thu ngân sách.

Chính vì vậy, lãnh đạo Cục đã quyết liệt chỉ đạo các đợn vị, tiếp tục thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) trên địa bàn Tỉnh; Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hải quan, giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh liên quan đến thủ tục hải quan, chính sách thuế.

Đặc biệt, Hai quan Bình Dương quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) mới thành lập, đi vào hoạt động góp phần đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Thứ hai, tăng cường đối thoại với các Hiệp hội DN Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc có hoạt động XNK, Câu lạc bộ các DN XNK Bình Dương để thông tin, tuyên truyền, tập huấn các văn bản luật, nghị định, thông tư mới về thủ tục hải quan và quản lý hàng XNK. Từ đó, trao đổi, nắm bắt thông tin và hổ trợ giải quyết về những khó khăn, vướng mắc của các DN.

Thứ ba, tập trung quản lý tốt nguồn thu từ hoạt động XNK trên địa bàn, chống thất thu qua công tác quyết toán hàng miễn thuế; kiểm tra xác định trị giá; phân loại và áp mã số, mức thuế; kiểm tra C/O xác định xuất xứ hàng hóa… trọng tâm là các mặt hàng có thuế suất cao, kim ngạch XNK lớn, có dấu hiệu kim ngạch bất thường.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro bằng việc đẩy mạnh công tác phân tích xác định trọng điểm trong hoạt động XNK trên địa bàn phụ trách. Nâng cao năng lực của các bộ làm nhiệm vụ phân tích, đánh giá rủi ro, đảm bảo công tác quản lý rủi ro ngày càng hỗ trợ tốt cho các hoạt động nghiệp vụ trước, trong và sau thông quan.

Thứ năm, tăng cường kiểm soát hải quan, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế, hàng giả và vi phạm sở hữa trí tuệ có trọng tâm, trọng điểm. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, hàng hóa nhập khẩu vào khu phi thuế quan.

Thứ sáu, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Kiểm tra sau thông quan ở cấp Cục và Chi cục theo hướng áp dụng quản lý tuân thủ, quản lý rủi ro, trong đó tập trung vào các doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao.

Thứ bảy, tăng cường công tác quản lý thuế, thu hồi nợ thuế. Phấn đấu đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn và cưỡng chế chuyên thu đến 31/12/2018 theo đúng chỉ tiêu của Ngành và phấn đấu không quá 1% so với tổng số thu nộp NSNN.