Hải quan Bình Dương:
Thu ngân sách tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2017
Năm 2018, Cục Hải quan tỉnh Bình Dương gặp không ít khó khăn, thách thức trong nhiệm vụ thu NSNN khi nhiều mặt hàng giảm thuế suất nhập khẩu về 0% do thực hiện các cam kết Hiệp định tự do thương mại; Tại địa bàn Bình Dương giảm thu khá mạnh từ mặt hàng lốp cao su xe ô tô nhập khẩu; cùng với đó, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng thép giảm mạnh, nên đến nay mặt hàng này chỉ thu đạt 785 tỷ đồng, giảm thu khoảng 407 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2017.
Mặc dù, gặp nhiều khó khăn nhưng Cục Hải quan tỉnh Bình Dương luôn nổ lực, cố gắng hoàn thành chỉ tiêu thu NSNN Bộ Tài chính giao là 12.900 tỷ, HĐND tỉnh giao 13.000 tỷ, chỉ tiêu giao bổ sung của Tổng cục Hải quan là 13.500 tỷ đồng.
Ngay từ đầu năm Cục đã xây dựng và triển khai có hiệu quả các giải pháp nhằm nuôi dưỡng nguồn thu, chống thất thu, khai thác tốt nguồn thu mới.
Kết quả công tác thu những tháng gần đây rất khả quan, cụ thể trong tháng 6 thu đạt 6.172 tỷ tăng 7,6% cùng kỳ; tiếp đến tháng 7 thu đạt 7.451 tăng 10,6%, cùng kỳ; đến ngày 15/8/2018 Cục số thu tiếp tục tăng đạt mức 8.836 tỷ đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2017 (tăng cao nhất kể từ đầu năm), đạt 68,5% so với kế hoạch Bộ Tài chính giao, đạt 68% chỉ tiêu của HĐND tỉnh giao, đạt 65,5% so với chỉ tiêu giao bổ sung của Tổng cục Hải quan.
Bên cạnh đó, Cục Hải quan tỉnh Bình Dương đã thu hồi hết số nợ thuế theo chỉ tiêu được giao tại Quyết định số 866/QĐ-TCHQ ngày 23/3/2018 của Tổng cục Hải quan là 35.272.021 đồng.
Với kết quả trên, tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm Cục Hải quan Bình Dương được Tổng cục Hải quan biểu dương là một trong những đơn vị hoàn thành 100% kế hoạch thu nợ trong 6 tháng đầu năm 2018.
Hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp tại Chi cục Hải quan Thủ Dầu Một - Cục Hải quan tỉnh Bình Dương |
Thứ nhất, đơn vị sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hiện đại hóa, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu trên tất cả các khâu như tiếp tục duy trì ổn định hệ thống thông quan điện tử; áp dụng các công cụ giám sát hiện đại như máy soi container, camera giám sát; nộp thuế điện tử; quản lý DN dựa trên phương pháp quản lý rủi ro; thực hiện cơ chế một cửa quốc gia, áp dụng dịch vụ công trực tuyến; chú trọng hậu kiểm; quan tâm hỗ trợ các DN mới thành lập, đi vào hoạt động ….
Thứ hai, tăng cường đối thoại với các Hiệp hội DN Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc có hoạt động XNK, Câu lạc bộ các DN XNK Bình Dương để thông tin, tuyên truyền, tập huấn các văn bản Luật, nghị định, thông tư mới về thủ tục hải quan và quản lý hàng XNK. Từ đó, trao đổi, nắm bắt thông tin và hổ trợ giải quyết về những khó khăn, vướng mắc của các DN trong quá trình làm thủ tục hải quan.
Thứ ba, tập trung quản lý tốt nguồn thu từ hoạt động XNK trên địa bàn, chống thất thu qua công tác quyết toán hàng miễn thuế; kiểm tra xác định trị giá; phân loại và áp mã số, mức thuế; kiểm tra C/O xác định xuất xứ hàng hóa… trọng tâm là các mặt hàng có thuế suất cao, kim ngạch XNK lớn, có dấu hiệu kim ngạch bất thường.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro bằng việc đẩy mạnh công tác phân tích xác định trọng điểm trong hoạt động XNK trên địa bàn phụ trách. Nâng cao năng lực của các bộ làm nhiệm vụ phân tích, đánh giá rủi ro, đảm bảo công tác quản lý rủi ro ngày càng hỗ trợ tốt cho các hoạt động nghiệp vụ trước, trong và sau thông quan.
Thứ năm, tăng cường kiểm soát hải quan, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế, hàng giả và vi phạm sở hữa trí tuệ có trọng tâm, trọng điểm, không để hình thành đường dây, ổ nhóm buôn lậu trên địa bàn. Triển khai các khâu nghiệp vụ cơ bản nhằm thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại trong điều kiện môi trường thông quan điện tử. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, hàng hóa nhập khẩu vào khu phi thuế quan.
Thứ sáu, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Kiểm tra sau thông quan ở cấp Cục và Chi cục theo hướng áp dụng quản lý tuân thủ, quản lý rủi ro, trong đó tập trung vào các doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao. Tiếp tục tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp ưu tiên trên địa bàn.
Thứ bảy, tăng cường công tác quản lý thuế, thu hồi nợ thuế: Tập trung xử lý nợ đọng thuế, thực hiện đôn đốc thu hồi nợ thuế nộp kịp thời vào NSNN; tăng cường việc rà soát phân loại nợ thuế, áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong thu hồi nợ thuế không để phát sinh nợ thuế mới. Phấn đấu đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn và cưỡng chế chuyên thu đến 31/12/2018 theo đúng chỉ tiêu của Ngành và phấn đấu không quá 1% so với tổng số thu nộp NSNN