8 lỗi các doanh nhân mới lập nghiệp thường mắc
(Tài chính) Khoảng 50-70% những người lần đầu kinh doanh phải ngậm ngùi chấp nhận thất bại chỉ trong 18 tháng đầu khởi nghiệp. Trong rất nhiều lý do đưa đến kết quả buồn ấy, có một số lỗi lầm khá phổ biến mà họ thường mắc phải.
1. Chọn sai người đồng sáng lập
Lựa chọn người đồng sáng lập là một trách nhiệm khá lớn, đó là một trong những quyết định đầu tiên mà bạn phải đưa ra khi tạo lập một doanh nghiệp mới. Quyết định này có ảnh hưởng lớn đến vốn chủ sở hữu nên bạn cần phải chọn người nào làm việc hợp với mình.
Một gợi ý nho nhỏ là hãy biết rõ mình có những kỹ năng gì, để chọn đối tác nào có thể bổ sung cho những kỹ năng còn thiếu của bạn.
2. Không biết những kỹ năng cần có của một CEO
Những kỹ năng cần thiết để tạo lập một doanh nghiệp hoàn toàn khác với những kỹ năng để phát triển nó. Là một nhà sáng lập, bạn cần phải kiên định, rõ ràng, quyết đoán và có niềm đam mê trong công việc, và có thể nhìn nhận vấn đề cũng như đưa ra nhận định một cách rõ ràng và súc tích. Mặt khác, các CEO cũng cần phải hiểu rõ các quy trình làm việc, các giao thức, chính sách nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế.
3. Làm sản phẩm cho tất cả mọi người
Càng cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người, bạn sẽ càng không làm hài lòng ai cả. Vì thế, nên tập trung vào sản phẩm cho một nhóm đối tượng nhất định và làm cho nó trở nên đặc biệt, khác với những gì có sẵn trên thị trường.
4. Không tìm hiểu kỹ mọi khía cạnh của kinh doanh
Những doanh nhân giỏi nhất hiểu rằng họ cần phải biết tất cả mọi thứ. Điều này có nghĩa là họ không chỉ phải biết cách lãnh đạo, đưa ra ý tưởng kinh doanh mà còn phải biết các mảng như công nghệ thông tin, bán hàng, sản phẩm và marketing.
5. Tiêu quá nhiều tiền
Những doanh nhân mới lập nghiệp cần hiểu rằng mỗi giây trôi qua sẽ tốn thêm tiền. Từ tiền thuê văn phòng, lương cho nhân viên, tiền điện nước... Những loại tiền này cứ thế mà "ra đi" nên nếu bạn không thể kiếm thêm tiền từ việc kinh doanh, hoặc đi vay nợ để thanh toán các khoản đó thì tài chính của công ty sẽ sụp đổ nhanh chóng, và "trò chơi" sẽ sớm kết thúc.
Hãy "canh giữ" tiền như thể cuộc sống của bạn dựa vào nó. Tạo ngân sách, giữ tất cả biên lai, và biết chắc các khoản chi được dùng vào những việc gì. Cho những doanh nghiệp mới, hãy để ý đến những khoản chi từ thuê mướn và nhân viên.
6. Phụ thuộc quá nhiều vào cảm xúc
Đồng ý rằng bạn đã bỏ rất nhiều mồ hôi và có thể cả nước mắt để gầy dựng nên doanh nghiệp của mình, nhưng đừng vì thế mà để cho những cảm xúc riêng tư ảnh hưởng đến công việc. Một khi bạn để cảm xúc chen vào công việc, bạn sẽ mất đi tính khách quan. Bạn sẽ cho rằng chỉ có ý kiến của mình đúng và những người khác là sai.
7. Thuê sai người
Một thời điểm nào đó, bạn sẽ muốn thuê những tài năng từ những công ty lớn có tiếng. Đây cũng là một con dao hai lưỡi. Đúng là thuê những người tài sẽ tốt cho công ty của bạn. Nhưng lưu ý rằng những người này không quen với việc quản lý bằng cách tạo ảnh hưởng tới nhân viên, làm cho nhân viên phải tâm phụ khẩu phục.
Họ quen quản lý theo cấp bậc, có nghĩa là vì họ ở cấp bậc cao hơn nên nhân viên nghiễm nhiên phải nghe lời họ. Điều này sẽ giết chết những doanh nghiệp mới thành lập. Những người thông minh không có nghĩa là họ cũng giỏi về lãnh đạo.
8. Không lấy thông tin phản hồi từ khách hàng
Thay vì hỏi nhân viên và các quản lý về tình hình của công ty, hãy chuyển sự chú ý đến khách hàng để xác nhận chính xác thông tin.
Lựa chọn người đồng sáng lập là một trách nhiệm khá lớn, đó là một trong những quyết định đầu tiên mà bạn phải đưa ra khi tạo lập một doanh nghiệp mới. Quyết định này có ảnh hưởng lớn đến vốn chủ sở hữu nên bạn cần phải chọn người nào làm việc hợp với mình.
Một gợi ý nho nhỏ là hãy biết rõ mình có những kỹ năng gì, để chọn đối tác nào có thể bổ sung cho những kỹ năng còn thiếu của bạn.
2. Không biết những kỹ năng cần có của một CEO
Những kỹ năng cần thiết để tạo lập một doanh nghiệp hoàn toàn khác với những kỹ năng để phát triển nó. Là một nhà sáng lập, bạn cần phải kiên định, rõ ràng, quyết đoán và có niềm đam mê trong công việc, và có thể nhìn nhận vấn đề cũng như đưa ra nhận định một cách rõ ràng và súc tích. Mặt khác, các CEO cũng cần phải hiểu rõ các quy trình làm việc, các giao thức, chính sách nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế.
3. Làm sản phẩm cho tất cả mọi người
Càng cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người, bạn sẽ càng không làm hài lòng ai cả. Vì thế, nên tập trung vào sản phẩm cho một nhóm đối tượng nhất định và làm cho nó trở nên đặc biệt, khác với những gì có sẵn trên thị trường.
4. Không tìm hiểu kỹ mọi khía cạnh của kinh doanh
Những doanh nhân giỏi nhất hiểu rằng họ cần phải biết tất cả mọi thứ. Điều này có nghĩa là họ không chỉ phải biết cách lãnh đạo, đưa ra ý tưởng kinh doanh mà còn phải biết các mảng như công nghệ thông tin, bán hàng, sản phẩm và marketing.
5. Tiêu quá nhiều tiền
Những doanh nhân mới lập nghiệp cần hiểu rằng mỗi giây trôi qua sẽ tốn thêm tiền. Từ tiền thuê văn phòng, lương cho nhân viên, tiền điện nước... Những loại tiền này cứ thế mà "ra đi" nên nếu bạn không thể kiếm thêm tiền từ việc kinh doanh, hoặc đi vay nợ để thanh toán các khoản đó thì tài chính của công ty sẽ sụp đổ nhanh chóng, và "trò chơi" sẽ sớm kết thúc.
Hãy "canh giữ" tiền như thể cuộc sống của bạn dựa vào nó. Tạo ngân sách, giữ tất cả biên lai, và biết chắc các khoản chi được dùng vào những việc gì. Cho những doanh nghiệp mới, hãy để ý đến những khoản chi từ thuê mướn và nhân viên.
6. Phụ thuộc quá nhiều vào cảm xúc
Đồng ý rằng bạn đã bỏ rất nhiều mồ hôi và có thể cả nước mắt để gầy dựng nên doanh nghiệp của mình, nhưng đừng vì thế mà để cho những cảm xúc riêng tư ảnh hưởng đến công việc. Một khi bạn để cảm xúc chen vào công việc, bạn sẽ mất đi tính khách quan. Bạn sẽ cho rằng chỉ có ý kiến của mình đúng và những người khác là sai.
7. Thuê sai người
Một thời điểm nào đó, bạn sẽ muốn thuê những tài năng từ những công ty lớn có tiếng. Đây cũng là một con dao hai lưỡi. Đúng là thuê những người tài sẽ tốt cho công ty của bạn. Nhưng lưu ý rằng những người này không quen với việc quản lý bằng cách tạo ảnh hưởng tới nhân viên, làm cho nhân viên phải tâm phụ khẩu phục.
Họ quen quản lý theo cấp bậc, có nghĩa là vì họ ở cấp bậc cao hơn nên nhân viên nghiễm nhiên phải nghe lời họ. Điều này sẽ giết chết những doanh nghiệp mới thành lập. Những người thông minh không có nghĩa là họ cũng giỏi về lãnh đạo.
8. Không lấy thông tin phản hồi từ khách hàng
Thay vì hỏi nhân viên và các quản lý về tình hình của công ty, hãy chuyển sự chú ý đến khách hàng để xác nhận chính xác thông tin.