Những điểm sáng trong triển khai nhiệm vụ chính trị tại Ðảng bộ cơ quan Kho bạc Nhà nước

Nhật Tân

Bám sát chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Ðảng và Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ XII của Ðảng, Ðảng ủy Kho bạc Nhà nước Trung ương (KBNN) đã quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo toàn hệ thống KBNN thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị trong nhiệm kỳ 2015-2020; góp phần hoàn thành thắng lợi mục tiêu Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Bộ Tài chính. Kết quả hoạt động của KBNN đã góp phần quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển...

Chuyển đổi số - Giải pháp Kho bạc Nhà nước đẩy mạnh xuyên suốt trong giai đoạn mới
Chuyển đổi số - Giải pháp Kho bạc Nhà nước đẩy mạnh xuyên suốt trong giai đoạn mới

Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, Ðảng bộ cơ quan KBNN đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các chi bộ trực thuộc triển khai quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả nhiều giải pháp xây dựng Ðảng bộ cơ quan KBNN trong sạch, vững mạnh, chú trọng giáo dục tư tưởng, chính trị; tăng cường kỷ cương, kỷ luật, nâng cao năng lực, chất lượng và hiệu quả hoạt động, góp phần hoàn thành toàn diện các mặt công tác.

Thực hiện chủ trương về cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững tại Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị, thời gian qua, KBNN đã nỗ lực cải tiến công tác tổ chức phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP), quản lý danh mục nợ TPCP góp phần cùng ngành Tài chính thực hiện thắng lợi chủ trương cơ cấu lại NSNN và nợ công và hoàn thành nhiệm vụ tài chính - ngân sách được Quốc hội và Chính phủ giao.

Nổi bật là Ðảng bộ cơ quan KBNN đã lãnh đạo thành công việc hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý Quỹ Ngân sách nhà nước (NSNN), quản lý ngân quỹ, kế toán nhà nước, huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển, gắn với cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Đặc biệt, thực hiện chủ trương về cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững tại Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị, thời gian qua, KBNN đã nỗ lực cải tiến công tác tổ chức phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP), quản lý danh mục nợ TPCP góp phần cùng ngành Tài chính thực hiện thắng lợi chủ trương cơ cấu lại NSNN và nợ công và hoàn thành nhiệm vụ tài chính - ngân sách được Quốc hội và Chính phủ giao.

Theo đó, tổng khối lượng huy động vốn trong giai đoạn 2015 - 2019 đạt 1.269.217,7 nghìn tỷ đồng; kỳ hạn bình quân danh mục TPCP từng bước được kéo dài từ 4,44 năm (năm 2015) lên 7,42 năm (năm 2019), trong khi, lãi suất phát hành bình quân giảm dần từ 6,36%/năm (năm 2015) còn 4,51%/năm (năm 2019), thấp thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á.

Bên cạnh đó, công tác quản lý, điều hành ngân quỹ nhà nước (NQNN) cũng là một điểm sáng trong thời gian qua của KBNN. Đảng bộ cơ quan KBNN đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai cải cách quản lý ngân quỹ an toàn, ngày càng minh bạch và hiệu quả. Cụ thể, tài khoản thanh toán tập trung được xây dựng, tập trung số dư ngân quỹ từ địa phương về trung ương và gửi toàn bộ tại Ngân hàng Nhà nước, hình thành tài khoản kho bạc duy nhất theo thông lệ quốc tế, góp phần nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

Các công cụ quản lý ngân quỹ cũng được xây dựng và triển khai như dự báo luồng tiền, đầu tư ngân quỹ tạm thời nhàn rỗi và bù đắp ngân quỹ tạm thời thiếu hụt. Quản lý ngân quỹ cũng được gắn kết chặt chẽ với quản lý Quỹ NSNN và quản lý nợ, từ đó, giảm thiểu chi phí vay nợ cho ngân sách và bước đầu tạo thêm nguồn thu cho NSNN. Trên cơ sở kết quả hoạt động quản lý NQNN, năm 2019, KBNN đã thực hiện nộp NSNN 5.000 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2020 đã nộp NSNN 1.000 tỷ đồng.

Hơn nữa, Ðảng bộ cơ quan KBNN thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo các chi bộ trực thuộc, duy trì nghiêm kỷ cương, kỷ luật; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa sai phạm, tiêu cực, nhũng nhiễu, mất đoàn kết nội bộ, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ đảng viên trong thi hành công vụ; kiện toàn tổ chức bộ máy, phát triển nguồn nhân lực; tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ cao trong hoạt động nghiệp vụ, từng bước chuyên nghiệp hiện đại, hướng đến mục tiêu của Chiến lược phát triển KBNN là xây dựng Kho bạc điện tử, tiến tới Kho bạc số với 3 không: không khách hàng tại trụ sở, không tiền mặt và không giấy tờ.

Theo đó, từ năm 2018, KBNN đã từng bước mở rộng dịch vụ công trực tuyến KBNN, góp phần tạo thuận lợi cho các đơn vị giao dịch với KBNN và nâng cao tính công khai, minh bạch, góp phần hình thành Kho bạc điện tử.

Đến tháng 3/2020, 100% các đơn vị giao dịch tại KBNN cấp tỉnh, KBNN quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh đã tham gia dịch vụ công trực tuyến với KBNN. Dự kiến đến hết năm 2020, KBNN sẽ triển khai tới 100% các đơn vị sử dụng NSNN trên phạm vi toàn quốc (trừ các đơn vị an ninh, quốc phòng)…