Bắt giữ hơn 100 tấn bột ngọt giả xuất xứ từ Trung Quốc

Theo chinhphu.vn

Ngày 26/1, Chi cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đã niêm phong và tạm giữ hơn 108 tấn bột ngọt vỏ Việt Nam nhưng ruột của Trung Quốc.

Những bao tải bột ngọt được nhập từ Trung Quốc về để sang chiết. Nguồn: Tienphong.vn
Những bao tải bột ngọt được nhập từ Trung Quốc về để sang chiết. Nguồn: Tienphong.vn

Trong quá trình kiểm tra công ty TNHH MTV Saigon Ve Wong, lực lượng chức năng phát hiện công nhân của công ty này đang đóng gói bột ngọt từ bao tải loại 25 kg vào các bao bì nhỏ từ 200 gr đến 1 kg ghi thương hiệu A-One. Bên ngoài các bao bì bột ngọt thành phẩm ghi sản xuất tại Việt Nam. Tuy nhiên, nguyên liệu lại được nhập từ Trung Quốc.

Xác định công ty TNHH MTV Saigon Ve Wong có dấu hiệu vi phạm nhãn mác bao bì, giả mạo nguồn gốc xuất xứ, lực lượng chức năng đã niêm phong số hàng trên và tiếp tục điều tra để làm rõ vụ việc.

* Theo tin từ báo Tuổi trẻ, cũng trong ngày 26/1, công an Quận 2,TPHCM phối hợp cùng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an TPHCM phát hiện và triệt phá đường dây sản xuất rượu giả rượu giả trên địa bàn quận.

Cụ thể, chiềungày22/1, phát hiện đối tượng Phạm Thanh Phong(36 tuổi) đang vận chuyển 5 chai rượu ngoại hiệu Chivas 38 do nước ngoài sản xuất đang chuẩn bị đi giao hàng ra bến xe Miền Đông nêncác trinh sát công an Quận 2 và đội 7 (PC46) đề nghịkiểm tra hành chính.

Tuy nhiên Phong không xuất trình đượchóađơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc các chai rượu trên.

Mở rộng kiểm tra tại nơi ở của Phong, lực lượng chức năng thu giữ hàng chục vỏ chai rượu,nhãn mác ngoại,tem giả vànhiều dụng cụ dùng để pha chế, sản xuất rượu giả.

Khai nhận với lực lượng chức năng, Phong cho biết đã thu mua vỏ chai Chivas cũ về tẩy rửa, đặt mua tem nhãn Chivas giảsau đó mua rượu Remy về sang chiết vào vỏ chai Chivas và dán tem rượu nhập khẩu độ cồn lớn hơn hoặc bằng 30 độ để thành rượu Chivasgiả.

* Ngày 25/1/2016, báo Tiền Phong đưa tin, Đoàn thanh kiểm tra liên ngành Vệ sinh an toàn thực phẩm Gia Lai đã đình chỉ 2 cơ sở sản xuất miến trên địa bàn phường Yên Đổ (TP. Pleiku) của Nguyễn Thị Hồng Hạnh (68 Bùi Thị Xuân) và Nguyễn Đình Đào (Tổ 11).

Qua kiểm tra, đoàn công tác nhận xét 2 cơ sở trên đã sản xuất trong điều kiện mất vệ sinh, các khâu bảo quản, chế biến vàmáy móc bẩn thỉu; nguyên liệu bốc bùi hôi thối; kho bãi không đủ điều kiện về môi trường; công nhân không có đồ bảo hộ và giấy khám sức khỏe theo quy định; thành phẩm phơi trên mái tôn rỉ sét… Nhiều tấn sản phẩm của 2 cơ sở này đang chuẩn bị tung ra thị trường vào dịp Tết Nguyên đán.