Bộ Tài chính chủ trì Dự án ''Tạo thuận lợi thương mại''


Dự án Tạo thuận lợi thương mại do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ đã chính thức được khởi động ngày 10/7, nhằm giúp Việt Nam thực hiện tốt các cam kết tạo thuận lợi về thương mại cho doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Việt Nam luôn biết tận dụng cơ hội để vượt qua thách thức.
Việt Nam luôn biết tận dụng cơ hội để vượt qua thách thức.

Dự án hỗ trợ kỹ thuật Tạo thuận lợi thương mại với ổng vốn dự kiện là 22,22 triệu USD, trong đó vốn ODA không hoàn lại là 21,78 triệu USD và vốn đối ứng của phía Việt Nam là 10 tỷ đồng được Chính phủ phê duyệt và giao Bộ Tài chính là cơ quan chủ quản và Tổng cục Hải quan là chủ dự án.

Dự án sẽ được thực hiện trong 5 năm với mục tiêu tổng thể là cải cách, chuẩn hóa, hài hòa hóa và đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Sáu tỉnh thành đầu tiên được lựa chọn để thực hiện dự án bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Trị, Đà Nẵng, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh.

Đây là bước đi được đánh giá là quan trọng nhằm thực hiện Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO TFA) và chủ trương của Chính phủ về cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Bộ Tài chính chủ trì Dự án ''Tạo thuận lợi thương mại'' - Ảnh 1

Với phương châm “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”, Chính phủ Việt Nam đã quyết liệt chỉ đạo và tổ chức triển khai nhiều biện pháp cụ thể nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và tạo dựng môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi, bình đẳng cho cộng đồng doanh nghiệp.

Tôi đề nghị Bộ Tài chính, với tư cách là cơ quan chủ quản của Dự án Tạo thuận lợi thương mại cần chủ trì phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ cũng như khu vực kinh tế tư nhân tổ chức triển khai dự án một cách hiệu quả bảo đảm mục tiêu tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, để triển khai dự án hiệu quả nhất”.                                                                                         

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ.

Thời gian qua, với tư cách là một thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, Việt Nam đã hoàn tất việc phê chuẩn Hiệp định FTA vào ngày 26/11/2015. Song song với việc đàm phán, phê chuẩn và tổ chức triển khai hiệp định TFA, Việt Nam đã chủ động đàm phán, ký kết và triển khai nhiều hiệp định thương mại tự do cả trên cấp độ đa phương và song phương.

Theo đó, các cam kết về tạo thuận lợi thương mại trong các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, luôn được đặt ở vị trí ưu tiên, đặc biệt với các cam kết tạo ra sự khác biệt, thúc đẩy sự minh bạch, nhất quán, có tính dự đoán đối với quy trình thủ tục và dịch vụ công của Chính phủ cung cấp cho các giao dịch hàng hóa qua biên giới.

Dự án hỗ trợ kỹ thuật Tạo thuận lợi thương mại do Hoa Kỳ tài trợ được Chính phủ Việt Nam xác định là thiết thực, đúng thời điểm và cần thiết, đáp ứng được yêu cầu mong đợi của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện Hiệp định TFA và tổ chức triển khai các FTA thế hệ mới.

Dự án sẽ được thực hiện trong 5 năm với mục tiêu tổng thể là cải cách, chuẩn hóa, hài hòa hóa và đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế nhằm thực hiện Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại (TFA) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mà Việt Nam và Hoa Kỳ đều là thành viên, và chủ trương của Chính phủ về cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Bộ Tài chính chủ trì Dự án ''Tạo thuận lợi thương mại'' - Ảnh 2

Chính phủ Hoa Kỳ sẵn sàng hỗ trợ các nỗ lực tạo thuận lợi thương mại tự do, công bằng và các bên đều có lợi và công cuộc cải cách môi trường kinh doanh của Việt Nam cũng như năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tôi ghi nhận những nỗ lực to lớn của Chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, thể hiện qua sự tiến bộ của Việt Nam trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới”.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink.