Các “đại gia” công nghệ Trung Quốc kinh doanh khó khăn vì bị “siết gọng kìm”


Một số doanh nghiệp công nghệ lớn nhất Trung Quốc đã công bố kết quả kinh doanh quý III đi xuống do điều kiện kinh tế vĩ mô đi xuống.

Ảnh: WSJ
Ảnh: WSJ

Các doanh nghiệp công nghệ lớn của Trung Quốc hiện đang hứng chịu tác động nặng nề từ việc kinh tế chững lại, điều này tạo ra thêm áp lực tài chính lên một ngành vốn đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi nhiều quy định mới trong năm nay.

Theo WSJ, một số doanh nghiệp công nghệ lớn nhất Trung Quốc đã công bố kết quả kinh doanh quý III đi xuống do điều kiện kinh tế vĩ mô đi xuống. Tập đoàn sở hữu ứng dụng mạng xã hội và kinh doanh trò chơi trực tuyến lớn của Trung Quốc Tencent Holdings thông báo doanh thu quý tăng trưởng chậm nhất tính từ khi doanh nghiệp bắt đầu IPO vào năm 2004. 

Công ty vận chuyển hàng hóa Meituan công bố tăng trưởng đơn hàng vận chuyển thực phẩm suy giảm mạnh. Công ty sở hữu ứng dụng tìm kiếm trực tuyến Baido thông bố doanh số bán quảng cáo giảm, cùng lúc đó tập đoàn thương mại điện tử Alibaba đã hạ dự báo tăng trưởng trong năm tài khóa hiện tại.

Nhiều thách thức lớn nhất mà doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc phải đương đầu tương phản hoàn toàn với kết quả kinh doanh gây ấn tượng của nhiều doanh nghiệp Mỹ như Alphabet hay Microsoft, họ được hưởng lợi nhờ hoạt động mua sắm trực tuyến và làm việc từ xa tăng trưởng tốt. Dù rằng tăng trưởng doanh số của Amazon chững lại trong bối cảnh nhiều yếu tố gián đoạn nguồn cung ngày một nhiều hơn và lao động thiếu hụt, cả Amazon và Google để cho biết nhu cầu với quảng cáo số tăng mạnh.

Cho đến nay, nhiều nền tảng Internet tại Trung Quốc đương đầu với tác động từ chính sách mới của giới chức bao gồm thu thập dữ liệu, thuật toán hoặc thời gian trực tuyến.

Kinh tế Trung Quốc quý III/2021 tăng trưởng 4,9% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn kỳ vọng của các chuyên gia kinh tế và chững lại đáng kể so với mức tăng trưởng 7,9% của quý liền trước. Gần đây, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chịu áp lực bởi nhiều yếu tố bao gồm thiếu điện, các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng và việc chính phủ siết chặt kiểm soát với nhiều ngành nghề như công nghệ, bất động sản và giáo dục.

Doanh thu quý III/2021 của Tencent trong mảng quảng cáo trực tuyến tăng 5% so với cùng kỳ, chững lại đáng kể so với mức tăng trưởng 23% của quý trước đó, kết quả trực tiếp từ việc giới chức siết chặt các biện pháp kiểm soát với nhiều lĩnh vực như giáo dục, bảo hiểm và trò chơi trực tuyến. Trong khi đó, nhiều ngành khác vẫn chưa tăng trưởng đủ mạnh để bù đắp lại sự suy giảm.

Nền tảng thương mại trực tuyến Pinduoduo công bố doanh thu từ mảng marketing trực tuyến tăng 44% so với cùng kỳ năm trước, chậm hơn tốc độ tăng trưởng 64% trong quý II và 157% trong quý I/2021.

Vào ngày thứ Sáu, cơ quan quản lý hàng đầu của Bắc Kinh công bố luật dự thảo về quảng cáo trực tuyến trên Internet, trong đó có việc cấm quảng cáo học thêm dạy thêm nhắm đến học sinh, đồng thời các nhà quảng cáo và nền tảng Internet sẽ cần phải chịu trách nhiệm về nội dung quảng cáo.

Giám đốc chiến lược của Baido, ông Herman Yu, cho biết việc doanh thu quảng cáo suy giảm sẽ vẫn kéo dài cho đến sau quý III, đặc biệt nếu tình trạng phong tỏa do đại dịch COVID-19 vẫn tiếp tục và các biện pháp siết chặt quản lý vẫn tiếp tục. Số lượng ca nhiễm COVID-19 tại Trung Quốc khá thấp so với các nước khác, tuy nhiên các đợt bùng dịch liên tiếp vẫn dẫn đến tình trạng phong tỏa, hạn chế đi lại và kinh doanh.

Doanh thu quảng cáo tại ByteDance sở hữu TikTok và nền tảng Douyin phiên bản Trung Quốc, chịu ảnh hưởng nặng nề dù rằng hoạt động thương mại điện tử tại nền tảng thương mại điện tử này tăng trưởng nhanh.