Các tiêu chuẩn ISO phổ biến mà doanh nghiệp cần biết
Tiêu chuẩn ISO được xây dựng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, có thể kể đến 8 tiêu chuẩn phổ biến, được sử dụng rộng rãi nhất.

Tiêu chuẩn ISO là hệ thống quy tắc đã được đưa vào chuẩn hóa ở phạm vi quốc tế nhằm hỗ trợ các tổ chức có thể duy trì hoạt động và phát triển. Từ đó, các giá trị của doanh nghiệp, tổ chức được nâng cao trong mọi lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ. Các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau sẽ có bộ tiêu chuẩn ISO riêng biệt.
Tiêu chuẩn ISO được xây dựng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, có thể kể đến 8 tiêu chuẩn phổ biến, được sử dụng rộng rãi nhất.
Tiêu chuẩn ISO 9000: Là tiêu chuẩn quốc tế được thiết lập với nhiệm vụ hỗ trợ mọi loại hình, quy mô tổ chức trong hoạt động xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng có hiệu lực.
Tiêu chuẩn ISO 9000 gồm các hướng dẫn và công cụ dành cho các tổ chức, công ty nhắm đến chất lượng sản phẩm cải thiện đạt chuẩn phục vụ khách hàng.
Tiêu chuẩn ISO 9001: Có tên đầy đủ là ISO 9001:2015, là tiêu chuẩn duy nhất nằm trong bộ ISO 9000 về hệ thống quản lý chất lượng (QMS). Đây là tiêu chuẩn phổ biến nhất và được các tổ chức, doanh nghiệp áp dụng lên hệ thống quản lý chất lượng riêng.
Tiêu chuẩn ISO 14001: Là tiêu chuẩn kết hợp với cách tiếp cận ISO 9001 đã được quốc tế công nhận về quản lý an toàn thực phẩm nhằm kiểm soát và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ở nhiều cấp độ. Tiêu chuẩn này thể hiện một tổ chức, thương hiệu có thể kiểm soát chất lượng để đảm bảo rằng thực phẩm luôn an toàn.
Tiêu chuẩn ISO 20000: Là tiêu chuẩn đặc biệt đầu tiên ở phạm vi quốc tế áp dụng cho hệ thống quản lý dịch vụ công nghệ thông tin. Tiêu chuẩn này được thiết lập nhằm xác định và quản lý các quá trình then chốt liên quan đến hoạt động chuyển giao dịch vụ công nghệ thông tin hiệu quả dựa trên cơ sở nền tảng thực tiễn tối ưu nhất nhằm hướng đến kinh doanh xác thực và các ưu tiên hàng đầu có thể kiểm soát.
Tiêu chuẩn 22000: Là tiêu chuẩn quốc tế bao gồm cách tiếp cận ISO 9001, quản lý an toàn thực phẩm và HACCP để chứng nhận an toàn thực phẩm ở tất cả cấp độ. Tổ chức nào đạt tiêu chuẩn này sẽ được xác nhận khả năng kiểm soát các mối nguy cơ để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tiêu chuẩn 27000: Là bộ sản phẩm an toàn đồng nhất được xây dựng dưới sự phối hợp của Tố chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) và Ủy ban Kỹ thuật điện Quốc tế (IEC) với mục đích hỗ trợ các tổ chức tạo lấp công cụ áp dụng quy phạm an toàn thông tin tối ưu nhất vào hoạt động kinh doanh.
Tiêu chuẩn 45001: Là tiêu chuẩn quốc tế áp dụng lên hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Các yêu cầu trong đó có nhiệm vụ hỗ trợ tổ chức nâng cao hiệu suất OH & S trong hoạt động hạn chế thương tích và tổn thất về mặt sức khỏe.
Tiêu chuẩn 17025: Là tiêu chuẩn gồm hệ thống và kỹ thuật áp dụng đối với phòng thử nghiệm và phòng hiệu chuẩn nhằm chứng minh năng lực kỹ thuật và tổ chức quản lý, hoạt động hiệu quả, ngoài ra cung cấp các kết quả thử nghiệm và hiệu chuẩn ổn đinh, uy tín.
Tiêu chuẩn này có tác dụng công nhận khả năng của các phòng thử nghiệm/hiệu chuẩn; đồng thời cải thiện hệ thống hoạt động hành chính, kỹ thuật và quản lý chất lượng.