Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch MICE của du khách tại TP. Hồ Chí Minh

TS. Nguyễn Văn Đạt - Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh

Du lịch MICE là hình thức du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, du lịch MICE hướng đến mục tiêu phát triển bền vững là một xu hướng tất yếu. Các doanh nghiệp du lịch cần phải am hiểu sâu sắc và nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến. Nghiên cứu xác định, đo lường các yếu tố ảnh hưởng, từ đó, đề xuất hàm ý quản trị nhằm gia tăng lựa chọn điểm đến của du khách trong tương lai.

Giới thiệu

Du lịch MICE là loại hình du lịch mang lại nguồn thu lớn, quan trọng đối với sự phát triển của nhiều khu vực và quốc gia. Du lịch MICE là thị trường quan tâm đặc biệt sẽ tiếp tục tăng trưởng đều đặn trong thập kỷ tiếp theo và phát triển rất nhanh chóng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Marina Gregorić, 2014). Khi kinh tế phát triển khiến cho hội nghị, hội thảo, khuyến thưởng, hội chợ triển lãm… về các lĩnh vực diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, cùng với đó là việc tổ chức MICE có sự thay đổi cả về quy mô, hình thức, nhu cầu và dần trở thành du lịch MICE. Du lịch MICE không chỉ được tổ chức ở ngay tại địa phương, đơn vị đó mà tổ chức ở các trung tâm kinh tế, đô thị lớn gần với sân bay, nhà ga thuận tiện về giao thông, ở những nơi có điều kiện cơ sở vật chất tốt, có cảnh quan đẹp hấp dẫn và có khả năng thu hút nhiều thành viên tham gia (Kim và CS, 2012).

TP. Hồ Chí Minh có tổng diện tích là 2.056 km2 với dân số trên 8,99 triệu dân, có vị trí địa chính trị hết sức thuận lợi về tất cả các mặt của khu vực phía Nam và giao thương quốc tế, có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, phát triển. Để du lịch MICE ở TP. Hồ Chí Minh phát triển một cách bền vững thì cần phân tích các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn điểm đến của du khách đến TP. Hồ Chí Minh và đưa ra những giải pháp nhằm gia tăng lựa chọn điểm đến của du khách.

Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017), du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 1 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác. Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến. Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.

Nghiên cứu của Mutinda và Mayaka (2012) cho rằng, động cơ đi du lịch là nhân tố bên trong thúc đẩy hoặc tạo ra mong muốn được thỏa mãn nhu cầu đi du lịch của du khách. Họ quyết định lựa chọn một điểm đến nào đó bởi tâm lý họ chỉ muốn thể hiện bản thân, hay chỉ muốn nghỉ ngơi thư giãn, muốn có thêm nhiều bạn bè, muốn thăm người thân, hay muốn khám phá, tìm kiếm một giá trị nào đó tại điểm đến (Afshardoost và Eshaghi, 2020).

Ni Made Eka Mahadewi và cộng sự (2014) cho rằng, thông tin và hình ảnh điểm đến là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn điểm đến du lịch, bao gồm các nhân tố: giá cả, quy mô và dịch vụ lưu trú, điểm đến gần biển, điểm đến gần trung tâm, khoảng cách từ điểm đến tới sân bay, khoảng cách của các cơ sở lưu trú, cửa hàng mua sắm, các hoạt động tại điểm đến, các vấn đề liên quan đến sức khỏe và các nhân tố an ninh an toàn.

Để cạnh tranh trong du lịch MICE, các điểm đến cần phải có đặc điểm hấp dẫn. Thái độ nhân viên phục vụ lịch sự thân thiện và khả năng giải quyết các vấn đề tốt. Điểm đến sở hữu một hình ảnh cao cấp, phong cảnh đẹp, hiếu khách của người dân địa phương, chất lượng dịch vụ trong khách sạn, chỗ ở sang trọng, ẩm thực tốt, giá cả, sự kết hợp các nền văn hóa, các thiết bị tiện nghi hội nghị cao cấp, an ninh an toàn và sự sáng tạo của nhân viên phục vụ sẽ cung cấp những trải nghiệm độc đáo cho du khách (Supartha, Fatchur Rohman, 2014); (Seebaluck và CS, 2013).

Trên cơ sở lý thuyết trên và lược khảo các nghiên cứu, tác giả xây dựng các giả thuyết như sau:

H1: Động cơ du lịch có tác động cùng chiều đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch MICE của du khách đến TP. Hồ Chí Minh.

H2: Kiến thức và khám phá có tác động cùng chiều đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch MICE của du khách đến TP. Hồ Chí Minh.

H3: Thông tin, hình ảnh điểm đến có tác động cùng chiều đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch MICE của du khách đến TP. Hồ Chí Minh.

H4: Vấn đề tài chính phù hợp có tác động cùng chiều đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch MICE của du khách đến TP. Hồ Chí Minh.

H5: Chất lượng cuộc sống tại điểm đến có tác động cùng chiều đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch MICE của du khách đến TP. Hồ Chí Minh.

H6: Chất lượng dịch vụ có tác động cùng chiều đến quyết định lựa chọn điểm đến lịch MICE của du khách đến TP. Hồ Chí Minh.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng việc khảo sát khách du lịch thông qua bảng câu hỏi có sẵn với hình thức Google Formsvà đã thu được 505 phiếu, sau khi làm sạch dữ liệu còn lại 479 phiếu đủ điều kiện để đưa vào phân tích. Dữ liệu thu thập được xử lý thông qua phần mềm SPSS 29.0.

Kết quả nghiên cứu

Bảng 1: Kết quả kiểm định các thang đo nghiên cứu

STT

Nhân tố

Ký hiệu

Số biến quan sát

Cronbach’s Alpha

1

Động cơ du lịch

DC

5

0,823

2

Kiến thức và khám phá

KT

6

0,830

3

Thông tin hình ảnh điểm đến

TT

5

0,874

4

Khả năng tài chính

TC

5

0,774

5

Chất lượng cuộc sống tại điểm đến

CS

5

0,853

6

Chất lượng dịch vụ nơi điểm đến

DV

6

0,728

Nguồn: Kết quả xử lý điều tra

 

Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch MICE của du khách tại TP. Hồ Chí Minh - Ảnh 1
 

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Bảng 2: Hệ số tải nhân tố của các biến quan sát

 

1

2

3

4

5

6

DC1

.673

         

DC2

.607

         

DC3

.641

         

DC4

.680

         

DC5

.782

         

KT1

 

.875

       

KT2

 

.869

       

KT3

 

.863

       

KT4

 

.856

       

KT5

 

.851

       

KT6

 

.603

       

TT1

   

.883

     

TT2

   

.808

     

TT3

   

.807

     

TT4

   

.812

     

TT5

   

.818

     

TT6

   

.823

     

TC1

     

.772

   

TC2

     

.778

   

TC3

     

.732

   

TC4

     

.727

   

TC5

     

.650

   

CS1

       

.761

 

CS2

       

.757

 

CS3

       

.681

 

CS4

       

.658

 

CS5

       

.744

.

DV1

         

.770

DV2

         

756

DV3

         

.806

DV4

         

.861

DV5

         

.767

DV6

         

.691

Eigenvalue 1.322

Tổng phương sai trích 84.141

Hệ số KMO 0.783

Sig 0.000

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra

 

 

Bảng 3: Kết quả phân tích cho biến phụ thuộc

Kiểm định

Giá trị

Eigenvalue

1,939

Tổng phương sai trích

64,630

Hệ số KMO

0,651

Bartlett’s (Sig.)

0,000

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra

Bảng 4: Kết quả phân tích hồi quy

Model

Unstandardized Coefficients

Standardized Coefficients

t

Sig.

Collinearity Statistics

B

Std. Error

Beta

Tolerance

VIF

1

(Constant)

.419

.168

 

2.494

.013

   

DC

.195

.031

.187

3.084

.002

.630

1.588

KT

.152

.052

.127

4.867

.000

.232

1.316

TT

.270

.040

.259

4.247

.000

.358

1.795

TC

.233

.059

.227

4.140

.000

.195

1.132

CS

.118

.027

.116

3.652

.015

.848

1.180

DV

.240

.026

.239

3.923

.000

.877

1.140

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra

Kiểm định độ tin cậy của các thang đo nghiên cứu

Kết quả phân tích độ tin cậy Crobach’s Alpha của 6 yếu tố với 32 biến quan sát đưa vào mô hình nghiên cứu. Kết quả hệ số Crobach’s Alpha của các thang đo về yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch MICE của du khách đến TP. Hồ Chí Minh đều lớn hơn 0,6. Thang đo có giá trị nhỏ nhất là 0,728 và thang đo có giá trị lớn nhất là 0,874. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong các thang đo đều > 0,3 do đó, thõa mãn yêu cầu về kiểm định độ tin cậy (Bảng 1).

Kết quả này cho thấy, các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này có độ tin cậy cao, kết quả nghiên cứu là đáng tin cậy.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phân tích EFA cho các biến độc lập

Phương pháp phân tích nhân tố được sử dụng Principal Component Analysis và phép quay Varimax. Thang đo được chấp nhận khi 0,5 ≤ KMO ≤ 1; hệ số Sig. = 0,000 của kiểm định Bartlett cho biết các biến quan sát tương quan với nhau với ý nghĩa thống kê; tổng phương sai trích có giá trị ≥ 50%: Kết quả cho thấy cụ thể như sau:

- Hệ số KMO đạt 0.783 cho thấy, phân tích nhân tố EFA phù hợp với dữ liệu. Thống kê Chi – Square của kiểm định Bartlett đạt 1433.522 với mức ý nghĩa Sig. = 0.000 cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể.

- Tổng phương sai trích là 84,141 % (≥50%) điều này thể hiện rằng 6 nhân tố được trích ra này có thể giải thích được trên 84,141% sự biến thiên của dữ liệu. Đây là kết quả đáng tin cậy và mô hình xây dựng là phù hợp với tổng thể.

- Hệ số tải nhân tố dao động từ 0,603 đến 0,883 (≥ 0,5), không có biến nào có hệ số tải cao đồng thời trên 2 nhân tố. Do đó, các thang đo đều đạt giá trị hội tụ.

Kết quả phân tích tại Bảng 2 cho thấy, với 32 biến quan sát đo lường các khái niệm trong nghiên cứu sau khi phân tích được rút trích thành 6 nhân tố tại giá trị Eigenvalue = 1.322 với tổng phương sai trích khi phân tích nhân tố là 84,141%.

Phân tích EFA cho biến phụ thuộc

Kết quả nghiên cứu Bảng 3 cho thấy, giá trị KMO là 0,651 nằm trong khoảng từ 0,5 – 1, do đó, kết quả phân tích nhân tố là phù hợp. Kết quả kiểm định Bartllet là 0,000 < 0,05 nên mô hình nghiên cứu đề xuất có tương quan với tổng thể.

Giá trị tổng phương sai trích là 64,630% cho thấy, khả năng giải thích sự biến thiên của thang đo quyết định lựa chọn điểm đến du lịch MICE của du khách đến TP. Hồ Chí Minh là 64,630% và giá trị này > 50% nên đạt độ tin cậy.

Như vậy, sau khi phân tích EFA cho thấy, biến phụ thuộc và các biến độc lập trong mô hình đều đạt giá trị hội tụ, giá trị phân biệt cần thiết và phù hợp để sử dụng cho bước phân tích hồi quy tiếp theo.

Phân tích hồi quy

Mức độ giải thích của mô hình: Kết quả phân tích ở Bảng 4 cho thấy, R2 hiệu chỉnh là 0,760 điều này có nghĩa là 76,0% sự thay đổi của quyết định lựa chọn điểm đến du lịch MICE của du khách đến TP. Hồ Chí Minh được giải thích bởi 6 biến độc lập trong mô hình. Còn lại 24% là do sự tác động từ các biến khác nằm ngoài chưa đưa vào mô hình và sai số ngẫu nhiên.

Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu: Kết quả phân tích hồi quy trong Bảng 4 cho thấy, tất cả 6 biến độc lập được phân tích đều ảnh hưởng đến biến phụ thuộc của mô hình là quyết định lựa chọn điểm đến (Sig. của kiểm định t < 0,05) hệ số hồi quy chuẩn hóa (Beta) của các yếu tố này cho thấy, chúng có mối quan hệ cùng chiều với quyết định lựa chọn điểm đến. Do đó, kết luận rằng cả 6 giả thuyết từ H1 đến H6 trong mô hình nghiên cứu đều được chấp nhận ở mức ý nghĩa 5%. Từ đó phương trình hồi quy chuẩn hóa được trình bày như sau:

QD = 0.259*TT + 0.239*DV + 0.227*TC + 0.187*DC + 0.127*KT+0.116*CS

Kết luận và hàm ý quản trị

Đối với lĩnh vực du lịch, thương hiệu điểm đến có tầm quan trọng đặc biệt, quyết định sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của điểm đến. Vì vậy, việc xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển ngành Du lịch của mỗi quốc gia nói chung và mỗi vùng, mỗi địa phương nói riêng. Công tác quảng bá, tiếp thị cho du lịch TP. Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã được chú trọng, nhưng chưa thực sự hiệu quả, trong khi đây là một công việc hết sức quan trọng đối với sự sống còn của điểm đến. Do vậy, để đưa du lịch nói chung và du lịch MICE ở TP. Hồ Chí Minh phát triển toàn diện và bền vững trong tương lai, tác giả đưa ra một số hàm ý quản trị sau:

Thứ nhất, thông tin hình ảnh điểm đến: Các doanh nghiệp cần quảng bá mạnh mẽ để giới thiệu các chương trình du lịch MICE với nhiều hình thức, đa dạng hóa các kênh tới khách hàng là đơn vị tổ chức và khách hàng trực tiếp tham gia du lịch MICE. Tạo dựng chuỗi quan hệ chặt chẽ với các đơn vị tổ chức trong việc xây dựng chương trình du lịch MICE, lựa chọn địa điểm tổ chức và các dịch vụ du lịch MICE để giới thiệu các chương trình du lịch MICE hấp dẫn với nhiều hứa hẹn mang lại thú vị cho khách du lịch MICE.

Thứ hai, chất lượng dịch vụ: Trong du lịch MICE cơ sở vật chất là yếu tố đầu tiên cho các quyết định lựa chọn điểm đến, bởi cơ sở vật chất không chỉ đảm bảo về chất lượng mà phải đảm bảo đủ về số lượng cho các chương trình du lịch MICE như hội nghị hội thảo có số lượng lớn, đảm bảo tiện ích nhất cho việc tiếp cận điểm đến. Các khách sạn và doanh nghiệp du lịch cần hỗ trợ người mua tổ chức trong việc cung cấp thông tin điểm đến đầy đủ về các dịch vụ du lịch MICE và thông tin về dịch vụ vui chơi giải trí hấp dẫn cho du khách MICE nhằm khuyến khích họ sử dụng dịch vụ du lịch MICE trong quá trình tham dự chương trình du lịch MICE.

Thứ ba, vấn đề tài chính: Giá cả của các dịch vụ hay chi phí cho chuyến đi cũng tác động không nhỏ tới sự lựa chọn điểm đến của du khách. Các doanh nghiệp cũng cần cung cấp gói sản phẩm với giá cả phù hợp của các dịch vụ như phương tiện lưu trú, dịch vụ mua sắm, điều kiện đi lại… cần phải được đầu tư cải thiện đúng mức để đem lại sự hài lòng nhất đối với du khách sau mỗi chuyến đi.

Tài liệu tham khảo:

  1. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Lao động – Xã hội;
  2. Hair, J. F., Anderson, R. E., Tatham, R. L., Black, W. C. (1998), Multivariate data analysis (5th ed.), New Jersey: Prentice Hall;
  3. Kim, K., Hallab, Z. and Kim, J.N. (2012), The moderating effect of travel experience in a destination on the relationship between the destination image and the intention to revisit, Journal of Hospitality Marketing & Management, Vol. 21 No. 5, pp. 486-505;
  4. Mutinda, R., Mayaka, M. (2012), Application of destination choice model: Factor influencing domestic tourists desnation choice among residents of Nairobi, Kenya. Touism Management, 33, 1593-1597;
  5. Marina Gregorić (2014), Pestel Analysis of Tourism Destinations in the Perspective of Business Tourism (MICE), Tourism and Hospitality Industry, pp.564;
  6. Ni Made Eka Mahadewi, I Komang Gde Bendesa, Made Antara (2014), Factors Influencing Tourist’s Revissit to Bali as MICE Destination, Doctoral Program in Tourism School of Postgreduate Studies Udayana University Bali - Indonesia.
Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 11/2024