Cần chính sách tài khoá cụ thể nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra các khuyến nghị về chính sách tài khóa để đạt được tính bền vững và giảm thiểu biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Diễn đàn Thích ứng với Biến đổi Khí hậu Châu Á - Thái Bình Dương vừa được tổ chức với chủ đề “Tạo khả năng phục hồi cho tất cả mọi người: Thập kỷ quan trọng để mở rộng hành động”. Với mục tiêu xây dựng kế hoạch thích ứng quốc gia về khoa học - công nghệ, chính sách tài khóa, năng lượng với mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu, sức khỏe và đa dạng sinh học.
Theo đó, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chiếm 60% dân số toàn cầu (khoảng 4,3 tỷ người), có các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, được hỗ trợ bởi những đổi mới trong công nghệ và tiền điện tử sử dụng nhiều năng lượng. Điều này dẫn đến mức tăng trưởng cao nhất trong sản xuất điện sử dụng chủ yếu bằng nhiên liệu hóa thạch (85%).
Ba trong số sáu quốc gia phát thải carbon dioxide lớn nhất trên thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, một khu vực tạo ra khoảng một nửa lượng khí thải carbon trên thế giới. Do đó, khu vực này cũng ngày càng bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Năm 2020, toàn thế giới lâm vào đại dịch Covid-19 và là năm mà nhu cầu cấp bách là phải tách tăng trưởng kinh tế khỏi phát thải khí nhà kính, để chuyển khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sang trung hòa carbon.
Một báo cáo mới được phát hành của ban giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra các khuyến nghị về chính sách tài khóa cho khu vực tập trung vào ba lĩnh vực, bao gồm: Thứ nhất, tăng việc sử dụng thuế carbon; Thứ hai, là tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu; Thứ ba, là tăng chi tiêu đại dịch cho các hoạt động xanh hơn.
Các khuyến nghị này nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Khi đại dịch COVID-19, số hóa công nghiệp đã bước vào một giai đoạn phát triển bùng nổ mới.
Theo Houlin Zhao, Tổng thư ký của Liên minh Viễn thông Quốc tế giải thích, ngày nay, chúng ta đang phải đối mặt với không phải một mà là hai sự biến đổi sâu sắc. Công nghệ đầu tiên được thúc đẩy bởi các công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain, Internet of Things (IoT), 5G và nhiều công nghệ khác, đang thay đổi cách các Chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân sẽ hành động trong thế kỷ mới này. Đối với sự biến đổi thứ hai, biến đổi khí hậu, nó phá vỡ các hệ sinh thái, gây nguy hiểm cho đa dạng sinh học, an ninh lương thực, nguồn nước và tương lai của sự sống trên hành tinh.
"Câu hỏi đặt ra là, liệu nhân loại có thể biến cuộc cách mạng kỹ thuật số thành hành động vì khí hậu hay không và quan trọng nhất là liệu chúng ta có thể làm được trước khi quá muộn hay không ? Khi ngày càng nhiều người truy cập trực tuyến, nhiều dữ liệu được tạo ra và nhiều thiết bị kết nối với mạng hơn, lượng khí thải carbon của hệ sinh thái kỹ thuật số đang tăng lên”.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương tự hào có tiềm năng to lớn, do sự nổi bật ngày càng tăng của thanh toán di động và sự phát triển của tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC). Tiêu biểu ở các quốc gia như Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và các quốc gia khác. Đặc biệt, mạng lưới dịch vụ dựa trên Blockchain của Trung Quốc đang phát triển thành một mạng lưới toàn cầu sẽ hỗ trợ các CBDC trong tương lai từ nhiều quốc gia.
Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ 5G là chất xúc tác cho việc triển khai blockchain để cải thiện khả năng mở rộng và khả năng tương tác. Và Huawei hay ZTE của Trung Quốc; Samsung và LG Electronics của Hàn Quốc; Sony và NEC của Nhật Bản đang dẫn đầu về công nghệ 5G.
Huawei là công ty đầu tiên trên thế giới cung cấp công nghệ 5G và đứng số một với tư cách là nhà sản xuất thiết bị viễn thông toàn cầu. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đang hạn chế quyền truy cập của công ty vào công nghệ của Mỹ, vốn là chìa khóa để sản xuất thiết bị cầm tay 5G hiện đại và cơ sở hạ tầng viễn thông di động có khả năng 5G mới. Kết quả là, công ty đã chứng kiến sự sụt giảm thị phần bên ngoài Trung Quốc.
Điều này cũng đã có tác động lan tỏa đến việc áp dụng công nghệ blockchain, cho phép cơ sở hạ tầng viễn thông đáp ứng các yêu cầu cấp dịch vụ chưa từng có bằng cách tăng cường hoạt động, chia sẻ dữ liệu và xác minh danh tính khách hàng cũng như phát hiện gian lận viễn thông.
“Sự phát triển của ngành công nghiệp blockchain toàn cầu đã tác động mạnh đến lĩnh vực đầu tư tài chính trong năm 2019 - 2020”, Denian Shi, phó kỹ sư trưởng của Học viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc nhận định.
Vai trò của số hóa đã trở thành trọng tâm đối với hoạt động kinh tế và xã hội liên tục và để giảm bớt tác động của đại dịch. Theo các báo cáo gần đây, khu vực châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ đóng góp khoảng 19,3% tổng chi tiêu toàn cầu cho công nghệ blockchain, được thúc đẩy bởi sự gia tăng đầu tư của lĩnh vực fintech. Việc tích hợp sinh trắc học trong điện thoại thông minh, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 dự kiến sẽ phát triển các giải pháp nhận dạng kỹ thuật số dựa trên blockchain tăng lên 21% mỗi năm.
Với việc 5G được triển khai thương mại trên toàn thế giới, LG Electronics và Huawei đã bắt đầu làm việc để tung ra mạng 6G, mạng này sẽ “nhanh hơn 50 lần so với 5G” về hiệu quả phổ tần, khả năng định vị và tính di động. Các nghiên cứu cho thấy 6G có thể cung cấp năng lượng tự bền vững cho cái gọi là “Internet of Everything”, với công nghệ blockchain làm trung tâm để giải quyết những thách thức quan trọng và thúc đẩy các hoạt động fintech trong tương lai.