Căn cứ nào xác định khoản chi được trừ và không được trừ khi tính thuế
Cục Thuế Hà Nội vừa có Công văn số 56018/CT-TTHT phúc đáp Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Panasonic R&D Center Việt Nam về chính sách thuế liên quan đến các khoản chi được khấu trừ và không được khấu trừ... Tại Công văn, Cục Thuế Hà Nội đã hướng dẫn doanh nghiệp triển khai quy định thuế đối với từng trường hợp cụ thể.
Xác định khoản chi được trừ và không được trừ theo Thông tư 123/2012/TT-BTC
Căn cứ Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và hướng dẫn thi hành Nghị định 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, Nghị định 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế TNDN (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/9/2012 và áp dụng cho kỳ tính thuế TNDN từ năm 2012 trở đi) quy định: Các khoản chi sẽ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm: Khoản chi không đáp ứng đủ các điêu kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.
Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 Điều 6, DN được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng các điều kiện như: Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN; Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật; Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động DN đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.
Các khoản tiền thưởng, tiền mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp DN có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn và không dược sử dụng vào mục đích khác. Mức dự phòng hàng năm do DN quyết định nhưmg không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.
Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chỉ trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).
Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, DN không bị lo, nếu DN bị lỗ thì không được trích đủ 17%. Trường hợp năm trước DN có trích lập quỹ dự phòng tiền lương nhưng đến ngày 31/12 của năm sau DN chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì DN phải ghi giảm chi phí của năm sau.
Xác định khoản chi được trừ và không được trừ theo Thông tư 78/2014/TT-BTC
Căn cứ Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN (áp dụng cho kỳ tính thuế TNDN từ năm 2014 trở đi) quy định: Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, DN được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện như: Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kỉnh doanh của DN; Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hỏa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, bao gồm: Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này; Chi tiên lương, tiên công, tiền thưởng cho người lao động, bao gồm các trường hợp sau: Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động DN đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật; Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể điểu kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đổng lao động; Thỏa ước lao động tập thế; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đỗc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chỉnh của Công ty, Tổng công ty.
Chi tiền lương, tiền cổng và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chỉ trừ trường hợp DN có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kể. Mức dự phòng hàng năm do DN quyết định nhưng không quả 17% quỹ tiền lương thực hiện.
Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).
Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, DN không bị lỗ, nếu DN bị lỗ thì không được trích đủ 17%.
Trường hợp năm trước DN có trích lập quỹ dự phòng tiền lương mà sau 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính DN chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiến lương thì DN phải tinh giảm chi phí của năm sau…
Như vậy, căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty TNHH Panasonic R&D Center Việt Nam có thực hiện trích trước khoản tiền thưởng thành tích trong năm tài chính nhưng đến thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN Công ty chưa thực hiện chi, thì khoản trích trước này không đủ điều kiện để hạch toán chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN của năm phát sinh khoản trích trước.
Tuy nhiên, đến kỳ tính thuế của năm tài chính sau, Công ty có thực hiện chi khoản tiền thưởng thành tích của năm tài chính trước, thì Công ty được tính vào chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN của kỳ tính thuế mà Công ty thực chi, nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ và phù hợp theo quy định của pháp luật.
Trường hợp Công ty có trích lập quỹ dự phòng tiền lương theo đúng quy định của Pháp luật thì Công ty căn cứ vào thời điểm phát sinh để thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC; Điều 6 Thông tư 78/2014/TT- BTC và Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính.