Cần quản lý chặt thực phẩm chức năng
Lô hàng thực phẩm chức năng (TPCN) giả trị giá hơn 11 tỷ đồng của Công ty TNHH Thiên nhiên TS bị phát hiện thêm một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về sự hỗn loạn của thị trường này. Chất lượng “vàng thau lẫn lộn”, các chiêu thức làm giả ngày một tinh vi, trong khi hệ thống chế tài lại quá lỏng lẻo!
Người dùng lạc trong “ma trận”
Dạo quanh một số đại lý thuốc ở trung tâm Hà Nội, như phố Văn Miếu, đường Hoàng Hoa Thám, Giảng Võ... mới thấy sự phong phú về chủng loại và giá cả của một số loại TPCN được quảng cáo có nguồn gốc nhập khẩu, hay hàng xách tay. Chẳng hạn như sản phẩm nhau thai cừu Sheep Placenta giá bán trên thị trường là 700 - 800 nghìn đồng/lọ, trong khi giá khai báo hải quan là 8 đô Ô-xtrây-li-a (khoảng 120 nghìn đồng). Hay sản phẩm TPCN giảm cân Omega (có chứa vitamin) do Mỹ sản xuất được bán trên thị trường với giá 250 - 300 nghìn đồng, trong khi giá nhập khẩu qua khai báo hải quan là 1,56 USD (khoảng hơn 20 nghìn đồng), gấp hơn 10 lần. TPCN Bonisleep rao bán tại các cửa hàng thuốc ở mức 400 nghìn đồng và giá khai báo hải quan là 1,2 USD (khoảng 25 nghìn đồng), hay sản phẩm Bioslife C giá nhập khẩu chỉ 40 nghìn đồng, nhưng bán với giá gần 1 triệu đồng, cao gấp khoảng 20 lần...
Thậm chí người mua giờ chỉ cần một cái nhấn chuột là có thể mua bất cứ sản phẩm TPCN nào, với đủ loại nguồn gốc và mức giá khác nhau. Nhiều chuyên gia y tế đã phải thốt lên, chưa bao giờ thấy việc kinh doanh, mua bán TPCN lại dễ dàng như hiện nay!?
Liên tục các vụ kinh doanh TPCN giả bị cơ quan chức năng phát hiện mà vụ việc lô hàng TPCN giả trị giá hơn 11 tỷ đồng của Công ty TNHH Thiên nhiên TS là gần nhất, đã cho thấy tính nghiêm trọng của vấn đề quản lý chất lượng TPCN. Các đối tượng làm giả ngày một tinh vi, sẵn sàng đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại để đóng gói, dán tem nhãn sản phẩm, không khác gì hàng chính hãng.
Cách nào “dẹp loạn”?
Thống kê của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho thấy, nếu như năm 2000, cả nước chỉ có khoảng 60 sản phẩm TPCN với 15 cơ sở nhập khẩu vào Việt Nam, thì đến nay đã có tới 3.600 doanh nghiệp (DN) tham gia sản xuất, kinh doanh khoảng 6.800 sản phẩm. Thị trường TPCN phát triển “nở rộ”, nhưng lộn xộn và khó kiểm soát, giá cả các sản phẩm bán ra không theo một căn cứ nào, cùng một loại nhưng mỗi nơi một giá khác nhau. Tìm hiểu của phóng viên, hiện mức chiết khấu cho việc phân phối sản phẩm TPCN quá cao khiến giá bán bị thổi lên gấp nhiều lần so với giá của công ty nhập khẩu và phân phối, có nơi mức chiết khấu ở mức 30-40% trên từng sản phẩm... nên khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng thường có mức giá “trên trời”.
Giải thích về tình trạng lộn xộn thị trường TPCN hiện nay, theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, do việc kinh doanh mặt hàng TPCN đang có mức siêu lợi nhuận, đầu tư 1 lợi nhuận cao gấp 10, cũng như lợi dụng nhu cầu sử dụng của người dân rất lớn nên không hiếm DN, cá nhân đã cố tình sản xuất TPCN giả, hoặc nhập khẩu TPCN từ Trung Quốc về rồi dán nhãn, mác của các dòng sản phẩm của Mỹ, Ca-na-đa, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a… Nhiều DN, cá nhân còn lợi dụng sự thiếu thông tin, kiến thức của bộ phận không nhỏ người tiêu dùng để tuyên truyền, phát tán nhiều tài liệu quảng cáo không đúng với tác dụng của sản phẩm, quảng cáo TPCN chữa được các loại bệnh.
Từ góc nhìn đại diện cho các DN sản xuất, kinh doanh TPCN, chính ông Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, cũng chỉ ra rằng, “cái loạn” trên thị trường là do hệ thống quy định pháp luật về điều kiện sản xuất, kinh doanh còn quá lỏng lẻo.
Vậy thì cần phải làm gì để dẹp loạn trên thị trường “màu mỡ” này? Câu trả lời được ông Nguyễn Thanh Phong đưa ra là, Cục An toàn thực phẩm sẽ xử lý nghiêm, rút giấy phép đối với các cơ sở vi phạm, công bố công khai tên cơ sở, tên sản phẩm, nội dung vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thông tin mới nhất là Bộ Y tế đang xây dựng để trình Chính phủ Nghị định về quản lý TPCN, trong đó yêu cầu DN phải tiệm cận một nền sản xuất TPCN theo hướng thực hành sản phẩm tốt (GMP) trong tương lai gần. Khi áp dụng tiêu chí GMP, chắc chắn những DN yếu kém sẽ tự đào thải, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm quyền và lợi ích chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, để tạo hành lang pháp lý chặt chẽ cho việc kiểm soát chất lượng TPCN, ông Trịnh Quân Huấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, bản Nghị định cần phải đưa ra được những chế tài xử phạt thật nặng cho các hành vi sai phạm trong sản xuất, kinh doanh TPCN để mang tính răn đe cao. Chẳng hạn như Hàn Quốc, quy định trong Luật Quản lý TPCN của họ là phạt khoảng 2 tỷ VNĐ, hoặc bảy năm tù giam nếu làm sai quy định của Luật.
Riêng về phía DN, ông Nguyễn Xuân Hoàng, Chủ tịch HĐTV Công ty Tư vấn Y Dược Quốc tế (IMC) nêu ý kiến, cần quản lý TPCN theo chuỗi giá trị từ đầu vào, từ nguyên liệu theo chuẩn tới việc nghiên cứu, sản xuất, ghi nhãn, phân phối, quảng cáo và nên bổ sung tiêu chuẩn GLP (kiểm nghiệm sản phẩm tốt), GSP (bảo quản tốt) cho các DN. Điều này sẽ giúp các DN trong nước đầu tư sản xuất tạo ra những sản phẩm chất lượng phục vụ người tiêu dùng và đủ sức cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu.
Trong khi chờ đợi một khung khổ pháp lý chặt chẽ đủ sức ngăn chặn những tổ chức, cá nhân vì ham món siêu lợi nhuận mà làm giả TPCN, thì muốn tự cứu mình, người mua phải trở nên thông minh hơn. Không chỉ tỉnh táo trước những thông tin được quảng cáo về tác dụng của TPCN, người mua còn cần phải thay đổi cách mua hàng, tìm hiểu kỹ nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng và thời điểm, cách thức sử dụng TPCN.
Dạo quanh một số đại lý thuốc ở trung tâm Hà Nội, như phố Văn Miếu, đường Hoàng Hoa Thám, Giảng Võ... mới thấy sự phong phú về chủng loại và giá cả của một số loại TPCN được quảng cáo có nguồn gốc nhập khẩu, hay hàng xách tay. Chẳng hạn như sản phẩm nhau thai cừu Sheep Placenta giá bán trên thị trường là 700 - 800 nghìn đồng/lọ, trong khi giá khai báo hải quan là 8 đô Ô-xtrây-li-a (khoảng 120 nghìn đồng). Hay sản phẩm TPCN giảm cân Omega (có chứa vitamin) do Mỹ sản xuất được bán trên thị trường với giá 250 - 300 nghìn đồng, trong khi giá nhập khẩu qua khai báo hải quan là 1,56 USD (khoảng hơn 20 nghìn đồng), gấp hơn 10 lần. TPCN Bonisleep rao bán tại các cửa hàng thuốc ở mức 400 nghìn đồng và giá khai báo hải quan là 1,2 USD (khoảng 25 nghìn đồng), hay sản phẩm Bioslife C giá nhập khẩu chỉ 40 nghìn đồng, nhưng bán với giá gần 1 triệu đồng, cao gấp khoảng 20 lần...
Thậm chí người mua giờ chỉ cần một cái nhấn chuột là có thể mua bất cứ sản phẩm TPCN nào, với đủ loại nguồn gốc và mức giá khác nhau. Nhiều chuyên gia y tế đã phải thốt lên, chưa bao giờ thấy việc kinh doanh, mua bán TPCN lại dễ dàng như hiện nay!?
Liên tục các vụ kinh doanh TPCN giả bị cơ quan chức năng phát hiện mà vụ việc lô hàng TPCN giả trị giá hơn 11 tỷ đồng của Công ty TNHH Thiên nhiên TS là gần nhất, đã cho thấy tính nghiêm trọng của vấn đề quản lý chất lượng TPCN. Các đối tượng làm giả ngày một tinh vi, sẵn sàng đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại để đóng gói, dán tem nhãn sản phẩm, không khác gì hàng chính hãng.
Cách nào “dẹp loạn”?
Thống kê của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho thấy, nếu như năm 2000, cả nước chỉ có khoảng 60 sản phẩm TPCN với 15 cơ sở nhập khẩu vào Việt Nam, thì đến nay đã có tới 3.600 doanh nghiệp (DN) tham gia sản xuất, kinh doanh khoảng 6.800 sản phẩm. Thị trường TPCN phát triển “nở rộ”, nhưng lộn xộn và khó kiểm soát, giá cả các sản phẩm bán ra không theo một căn cứ nào, cùng một loại nhưng mỗi nơi một giá khác nhau. Tìm hiểu của phóng viên, hiện mức chiết khấu cho việc phân phối sản phẩm TPCN quá cao khiến giá bán bị thổi lên gấp nhiều lần so với giá của công ty nhập khẩu và phân phối, có nơi mức chiết khấu ở mức 30-40% trên từng sản phẩm... nên khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng thường có mức giá “trên trời”.
Giải thích về tình trạng lộn xộn thị trường TPCN hiện nay, theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, do việc kinh doanh mặt hàng TPCN đang có mức siêu lợi nhuận, đầu tư 1 lợi nhuận cao gấp 10, cũng như lợi dụng nhu cầu sử dụng của người dân rất lớn nên không hiếm DN, cá nhân đã cố tình sản xuất TPCN giả, hoặc nhập khẩu TPCN từ Trung Quốc về rồi dán nhãn, mác của các dòng sản phẩm của Mỹ, Ca-na-đa, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a… Nhiều DN, cá nhân còn lợi dụng sự thiếu thông tin, kiến thức của bộ phận không nhỏ người tiêu dùng để tuyên truyền, phát tán nhiều tài liệu quảng cáo không đúng với tác dụng của sản phẩm, quảng cáo TPCN chữa được các loại bệnh.
Từ góc nhìn đại diện cho các DN sản xuất, kinh doanh TPCN, chính ông Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, cũng chỉ ra rằng, “cái loạn” trên thị trường là do hệ thống quy định pháp luật về điều kiện sản xuất, kinh doanh còn quá lỏng lẻo.
Vậy thì cần phải làm gì để dẹp loạn trên thị trường “màu mỡ” này? Câu trả lời được ông Nguyễn Thanh Phong đưa ra là, Cục An toàn thực phẩm sẽ xử lý nghiêm, rút giấy phép đối với các cơ sở vi phạm, công bố công khai tên cơ sở, tên sản phẩm, nội dung vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thông tin mới nhất là Bộ Y tế đang xây dựng để trình Chính phủ Nghị định về quản lý TPCN, trong đó yêu cầu DN phải tiệm cận một nền sản xuất TPCN theo hướng thực hành sản phẩm tốt (GMP) trong tương lai gần. Khi áp dụng tiêu chí GMP, chắc chắn những DN yếu kém sẽ tự đào thải, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm quyền và lợi ích chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, để tạo hành lang pháp lý chặt chẽ cho việc kiểm soát chất lượng TPCN, ông Trịnh Quân Huấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, bản Nghị định cần phải đưa ra được những chế tài xử phạt thật nặng cho các hành vi sai phạm trong sản xuất, kinh doanh TPCN để mang tính răn đe cao. Chẳng hạn như Hàn Quốc, quy định trong Luật Quản lý TPCN của họ là phạt khoảng 2 tỷ VNĐ, hoặc bảy năm tù giam nếu làm sai quy định của Luật.
Riêng về phía DN, ông Nguyễn Xuân Hoàng, Chủ tịch HĐTV Công ty Tư vấn Y Dược Quốc tế (IMC) nêu ý kiến, cần quản lý TPCN theo chuỗi giá trị từ đầu vào, từ nguyên liệu theo chuẩn tới việc nghiên cứu, sản xuất, ghi nhãn, phân phối, quảng cáo và nên bổ sung tiêu chuẩn GLP (kiểm nghiệm sản phẩm tốt), GSP (bảo quản tốt) cho các DN. Điều này sẽ giúp các DN trong nước đầu tư sản xuất tạo ra những sản phẩm chất lượng phục vụ người tiêu dùng và đủ sức cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu.
Trong khi chờ đợi một khung khổ pháp lý chặt chẽ đủ sức ngăn chặn những tổ chức, cá nhân vì ham món siêu lợi nhuận mà làm giả TPCN, thì muốn tự cứu mình, người mua phải trở nên thông minh hơn. Không chỉ tỉnh táo trước những thông tin được quảng cáo về tác dụng của TPCN, người mua còn cần phải thay đổi cách mua hàng, tìm hiểu kỹ nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng và thời điểm, cách thức sử dụng TPCN.
Cho đến nay, do vẫn chưa có Nghị định về quản lý TPCN nên việc giám sát các hoạt động sản xuất, quản lý chưa được chặt chẽ, thị trường TPCN bị thả nổi.