Cạnh tranh xuyên lục địa
(Tài chính) Các cơ quan có nhiệm vụ thúc đẩy cạnh tranh không ngừng tăng cường sức ảnh hưởng ra ngoài biên giới quốc gia.
Khi hai tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt và William Howard Taft bắt đầu nhiệm kỳ hơn 100 năm trước, họ đã chuẩn bị cho hệ thống chính sách mới mang tên “cạnh tranh”. Lúc đó, khái niệm công nghiệp hóa còn khá mới mẻ, các doanh nghiệp độc quyền như công ty Anh và Đông Ấn – Hà Lan nắm vị trí chủ chốt và đều thuộc quyền quản lý của nhà nước.
Khoảng cuối thế kỷ 19, các “ông trùm” này bị cáo buộc lạm dụng sức mạnh kinh tế vượt trội để chèn ép các đối thủ kinh doanh. Nhiều người cho rằng các nhà độc quyền tư nhân ảnh hưởng tới lợi ích của chủ nghĩa tư bản; do vậy sự tồn tại của chế độ độc quyền ngăn cản nền kinh tế phát triển tự do.
Kể từ đó, chính phủ bắt đầu giới thiệu một vài chính sách hỗ trợ cạnh tranh; tuy nhiên hiệu quả đạt được khá hạn chế. Các nhà chính trị tích cực tìm ra các cải cách phù hợp bao gồm việc yêu cầu chính phủ quản lý các ngành công nghiệp “chiến lược” (ngoài quốc phòng, danh sách này trải khá rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ hàng không tới sản xuất ô tô, năng lượng và viễn thông); bảo vệ các doanh nghiệp nội địa khỏi nguy cơ thâu tóm từ các tập đoàn lớn nước ngoài; bảo vệ người tiêu dùng với các chính sách điều chỉnh giá phù hợp.
Trong hai thập kỷ gần đây, một vấn đề mới xuất hiện và thu hút sự quan tâm lớn từ dư luận: sức mạnh độc quyền đang ngầm cản trở sự đổi mới phát triển. Ngành công nghiệp công nghệ dường như là môi trường thuận lợi để hình thành các tập đoàn độc quyền, từ công ty phần mềm Microsolf đến công ty bán lẻ Amazon hay cỗ máy tìm kiếm Online Google.
Một nguyên nhân được cho rằng xuất phát từ các hiệu ứng mạng. Người sử dụng thường tập trung vào các ông lớn công nghệ vốn có ưu thế về cả chất lượng lẫn danh tiếng, cũng có thể bởi vì phần lớn bạn bè của họ cũng đang cùng sử dụng mạng lưới liên quan. Nhiều lo ngại cho rằng các ông lớn độc quyền sẽ làm chậm quá trình giới thiệu các công nghệ mới vì nó có khả năng đe dọa đến việc kinh doanh hiện tại của họ. Sự cố thủ chặt chẽ này khiến các đối thủ cạnh tranh mới khó mà tìm được chỗ đứng riêng.
Microsoft rất tinh tế khi gắn thêm trình duyệt Internet Explorer vào mỗi hệ điều hành Windows khi chúng được cài đặt trên máy tính cá nhân. Sở tư pháp Mỹ nhận thấy đây là một hành động chèn ép không công bằng, nhằm loại bỏ Netscape - một trong những đối thủ của IE - ra khỏi thị trường. Trong một vụ kiện kéo dài kể từ từ năm 1998, Microsoft được yêu cầu tách rời việc cài đặt hệ điều hành và trình duyệt. Tuy nhiên, phán quyết này đã bị kháng cáo vào phút cuối và Microsoft được hưởng các biện pháp nhân nhượng hơn.
Vào thời điểm đó, nhiều nhà bình luận cho rằng các nhà chức trách đã không thực hiện đúng trách nhiệm của mình. Trình duyệt Internet Explorer được cung cấp miễn phí, vì vậy người tiêu dùng không tránh được việc bị khai thác lại để đền bù cho lợi ích miễn phí đó. Tuy vậy, vấn đề này rất khó tính toán rõ ràng.
Một mặt, sự phát triển công nghệ nhanh chóng có thể dễ dàng xóa bỏ vị trí thống trị của một doanh nghiệp lớn nếu nó không chịu thay đổi và thích ứng. Hãy nhìn vào bài học từ các ông lớn trong ngành điện thoại di động như Nokia và BlackBerry.
Một số khác cho rằng thị trường có thể tự điều chỉnh theo sự phát triển này, sự can thiệp của chính phủ là không cần thiết. Việc một số người tiêu dùng mắc sai lầm không phải là cơ sở để chính phủ can thiệp, miễn là họ đủ thông minh để không bị lừa gạt.
Mặt khác, những thay đổi nhanh chóng này khiến chúng ta khó mà đánh giá được liệu một thị trường gồm các tập đoàn lớn độc quyền hay một thị trường cạnh tranh sẽ thúc đẩy nhiều đổi mới phát triển hơn.
Các cơ quan giám sát cũng phải cân nhắc lại vai trò của họ trong các giao dịch quốc tế. Nếu một công ty đa quốc gia thu mua một công ty khác, điều này có thể không tạo ra sự độc quyền tại đất nước nơi đặt trụ sở hai công ty này, nhưng lại có thể gây ra ảnh hưởng độc quyền ở một quốc gia khác. Một dự án sát nhập giữa General Electric và Honeywell được công bố vào tháng 10 năm 2010 được thông qua bởi Sở tư pháp Mỹ, nhưng sau đó lại bị chặn lại bởi ủy ban châu Âu. Việc phản đối này là dấu hiệu báo trước một kỷ nguyên tranh chấp mua bán xuyên Đại Tây Dương. Trên thực tế, đây là dự án duy nhất được thông qua từ phía Mỹ, nhưng lại bị chặn lại khi đến bên kia bờ Đại Tây Dương.
Tuy nhiên, gần đây càng ngày càng xuất hiện các tranh chấp xuyên lục địa khác. Năm 2009, Ủy ban châu Âu đưa ra mức xử phạt 1,06 tỷ euro (khoảng 1,4 tỷ USD) cho tập đoàn sản xuất chip điện tử Intel, sau khi công ty này bị đưa ra trước tòa bởi đối thủ cạnh tranh AMD. Phán quyết này cho thấy các công ty đa quốc gia đang phải đối mặt với viễn cảnh “nguy cơ kép” bởi các quy tắc quốc tế không đồng nhất.
Làm theo cách của chúng tôi
Có một vài khác biệt lý luận giữa châu Âu và châu Mỹ. Châu Âu có truyền thống lâu đời các công ty trong các ngành công nghiệp chủ chốt đều thuộc sở hữu nhà nước; thậm chí sau khi tư nhân hóa, các công ty nhà nước này vẫn giữ vị trí quan trọng, đặc biệt ở là thị trường nội địa. Ngược lại, ở Mỹ, các công ty lớn thường phải phấn đấu rất vất vả để có được vị trí đó, phải có ưu thế công nghệ vượt trội hay cơ cấu hoạt động tối ưu. Các chính sách duy trì cạnh tranh châu Âu thường dựa trên các qui định, Ủy ban châu Âu sẽ ban hành hướng dẫn cụ thê cho các vụ mua bán sát nhập. Trong khi đó, các quyết định sát nhập tại Mỹ sẽ được đưa lên trước tòa để phân xử, tạo nên các tiền lệ pháp lý.
Bên cạnh đó, các công ty đa quốc gia cũng phải đối mặt với các chính sách cạnh tranh từ các thị trường mới nổi. Trung Quốc là một thách thức tiêu biểu. “Trung Quốc dùng các chính sách cạnh tranh để đạt được các mục tiêu của họ như bảo vệ doanh nghiệp nội địa khỏi sự canh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài” - một chuyên gia đã nói. Các nước châu Mỹ Latin có xu hướng tiếp thu và sử dụng chính sách cạnh tranh của Mỹ; trong khi đó châu Âu lại có những luật lệ riêng của họ. Cơ quan sát nhập từ các quốc gia khác nhau đã thiết lập mạng lưới quốc tế để chia sẻ kinh nghiệm. Những nỗ lực này góp phần giảm bớt nguy cơ trong các vụ buôn bán sát nhập xuyên quốc gia, giúp cho các qui định được áp dụng nhất quán hơn.
Về lâu dài, câu hỏi được đặt ra là liệu các chính sách cạnh tranh quốc gia có phù hợp khi nền kinh tế gia nhập thị trường toàn cầu. Các công ty quốc tế có thể tận dụng ưu thế khai thác lợi nhuận bằng việc tăng qui mô kinh doanh, giảm giá cho người tiêu dùng, nhưng chính phủ các nước sẽ không hài long trong việc nới lỏng các kiểm soát liên quan. Lấy ví dụ trong ngành hàng không, giá vé máy bay đang có xu hướng hạ thấp dosự gia tăng của các hãng hàng không giá rẻ. Tuy nhiên, các hãng giá rẻ này lại đang bị ghìm chân bởi các chính sách ưu tiên lợi thế cho các hãng hàng không có uy tín lâu năm nhưng phục vụ ở mức giá cao hơn. Nếu luật lệ ở các nước giàu tiếp tục gây khó khăn cho các công ty đa quốc gia so với đối thủ của họ - các thị trường mới nổi, các công ty phương Tây sẽ dần bị đẩy vào tình thế cạnh tranh bất lợi hơn.
Mỗi ngày các cơ quan cạnh tranh đều phải đối mặt với các nguy cơ mới có khả năng gia tăng. Chris Walters, trưởng ban kinh tế tổ chức Công bằng thương mại (OFT) có trụ sở tại Anh đưa ra lý luận: “trả tiền cho sự chậm trễ”, một công ty nhận có bằng bằng sáng chế thuốc đồng ý trả một khoản tiền cho nhà sản xuất chung để họ không sản xuất thuốc của đối thủ, để bảo vệ quyền sáng chế và giữ lợi nhuận độc quyền. David Currie - giám đốc cơ quan Thị Trường và Cạnh Tranh (thuộc quyền sở hữu của OFT từ tháng 4) đã chỉ ra một loạt các nguy cơ tiềm ẩn được miêu tả như “sự gia tăng thu thập, thay đổi và sử dụng sữ liệu khách hàng vì mục đích thương mại. Với các doanh nghiệp, điều này có thể coi như một lợi thế cạnh tranh quan trọng. Tuy nhiên, khách hàng cần được cảnh báo và bảo vệ trước các mối nguy hại này”.