Cao Bằng: Tỉnh miền núi xa xôi trù phú
(Tài chính) Là một tỉnh miền núi có địa hình địa thế cheo leo, xa trung tâm kinh tế, chính trị của đất nước, nhưng không vì thế mà Cao Bằng chịu là một tỉnh nghèo. Thực hiện nghị quyết của Bộ chính trị về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân, Tỉnh Cao Bằng đã phát huy thế mạnh nội lực để vươn lên thoát nghèo và xây dựng bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, trù phú.
Với nguồn tài thiên nhiên vô cùng phong phú và giá trị như vậy, nhưng cách đây mươi năm, Cao Bằng vẫn là một tỉnh nghèo, chỉ khi thực hiện chủ trương đổi mới, phát triển thế mạnh địa phương… đặc biệt là thực hiện công tác khuyến nông, Cao Bằng mới được trù phú như ngày nay.
PHÁT HUY THẾ MẠNH SẴN CÓ – TẬN DỤNG NGUỒN VỐN ĐỊA PHƯƠNG:
Với đặc điểm tự nhiên ưu đãi đã tạo cho Cao Bằng lợi thế phát triển nông nghiệp và các loại cây dược liệu quý hiếm khác. Đặc biệt, với diện tích đất lâm nghiệp rộng và phong phú, Cao Bằng có thế mạnh phát triển rừng để lấy gỗ, lâm sản ngoài gỗ. Với diện tích sông hồ, Cao Bằng có thể phát triển nghề chăn nuôi gia cầm. Trong mấy năm gần đây, hoạt động khuyến nông, khuyến ngư được Tỉnh đặc biệt quan tâm, đầu tư. Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (KNKN) Cao Bằng đã thực hiện nhiều hoạt động, góp phần không nhỏ vào việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho bà con nông dân, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập cho người.
Trung tâm KNKN Cao Bằng đã thực hiện các mô hình, dự án giúp người dân hiểu thêm về tiến bộ kỹ thuật mới, tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập, điển hình như:
+ Dự án trồng rừng cây nguyên liệu thâm canh (cây mỡ), với quy mô 40 ha, 40 hộ tham gia;
+ Chương trình nuôi cá rô phi đơn tính đực theo hướng GAP, quy mô 2 ha, 18 hộ tham gia;
+ Mô hình trồng đỗ xanh giống ĐXVN6, đỗ tương giống ĐVN5, đây là những giống chịu hạn, phù hợp với điều kiện đất đai và thâm canh của địa phương;
+ Mô hình trồng khoai tây vụ đông giống Atlantic 225 kg, quy mô 2000m2, 5 hộ tham gia.
Ngoài ra, Trung tâm KNKN đã xuất bản 02 số Thông tin khuyến nông; phát hành 1.390 cuốn cho các Trạm Khuyến nông Khuyến lâm (KNKL) các huyện, các xã và các đơn vị trong tỉnh, nhằm phổ biến kinh nghiệm, cách thức trồng trọt, chăn nuôi, thu hoạch, bảo quản, cách thức xây dựng thương hiệu và hoạt động thương mại.
Điều đáng nói là, hầu hết các hoạt động này đều huy động từ nguồn vốn của chính địa phương (vốn vay nông dân, hợp tác xã, ngân hàng tỉnh cho vay vốn với lãi suất ưu đãi…).
SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN TRUNG ƯƠNG:Từ nguồn kinh phí Trung ương cấp, Trung tâm triển khai ngay các hoạt động:
- Thực hiện 02 dự án lớn thí điểm (mang lại thành công):
+ Chương trình thâm canh mía nguyên liệu, quy mô 15 ha (75 hộ tham gia), năng suất đạt 90 tấn/ha;
+ Mô hình sản xuất giống gia cầm, quy mô 2.000 con vịt bố mẹ, 1 máy ấp, 1 máy nở (16 hộ tham gia).
- Thực hiện công tác đào tạo huấn luyện:
+ Trung tâm KNKN đã tổ chức 03 lớp tập huấn ToT cấp tỉnh/thành phố về nghiệp vụ khuyến nông và kỹ thuật chuyên ngành cho 90 học viên là cán bộ Trạm KNKL 13 huyện, thành phố và khuyến nông viên các xã trong tỉnh.
+ Tổ chức 01 lớp bồi dưỡng kiến thức kỹ thuật cho nông dân chủ chốt chủ đề “Kỹ thuật thâm canh mía” cho 30 nông dân.
- Thực hiện công thông tin tuyên truyền: Trung tâm đã tổ chức thành công diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp Chuyên đề "Chuyển đổi cơ cấu, tăng vụ cây trồng trên đất nương rẫy", thu hút 250 đại biểu tham dự.
TẬN DỤNG NGUỒN VỐN NƯỚC NGOÀI VÀ VỒN TỪ CÁC CÔNG TY ĐẦU TƯ
Trung tâm KNKN đã phối hợp chặt chẽ với các dự án vốn nước ngoài trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của các chương trình khuyến nôn:
+ Phối hợp với Dự án PSARD tổ chức Hội thảo lồng ghép chương trình dự án và cam kết đối ứng địa phương tại Trung tâm KNKN Cao Bằng. Tổ chức tập huấn ToT về phương pháp, kỹ năng lớp học FFS (lớp học đồng ruộng tại hiện trường thực tế). Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra giám sát lớp học FFS tại 7 huyện ngoài dự án và 5 huyện dự án.
+ Phối hợp với Dự án LIFSAP Cao Bằng tổ chức nghiệm thu và cấp giấy chứng nhận VietGAHP cho 83/91 hộ chăn nuôi đạt tiêu chuẩn VietGAHP tại các huyện Hoà An, Phục Hoà.
+ Phối hợp với Công ty CP Đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam thử nghiệm phân bón SumaGrow trên cây chè, ngô, đậu Hà Lan, khoai tây và rau cải bao.
Trong năm 2015, Trung tâm KNKN Tỉnh đang chú trọng vào một số nội dung do Sở NN&PTNT Tỉnh yêu cầu như: Tiếp tục vận dụng hiệu quả các nguồn vốn từ Trung ương, tỉnh, huyện; phát triển sản xuất hàng hoá dựa vào các cây con có lợi thế của tỉnh; xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập trên đất nương rẫy, giúp người dân có thể sống được từ nghề rừng... Tận dụng các nguồn vốn của các chương trình 135 giai đoạn II, chương trình nông thôn mới, các dự án nước ngoài trên địa bàn tỉnh để bổ sung vào kinh phí hoạt động, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của các chương trình khuyến nông, góp phần vào xóa đói, giảm nghèo bền vững cho người dân.
Quý I/2015, tổng thu nội địa trên địa bàn tỉnh Cao Bằng là 208 tỷ 927 triệu đồng, đạt 19,3% dự toán HĐND, UBND tỉnh giao, tăng trưởng 6,8% so với cùng kỳ năm 2014. Góp phần không nhỏ vào đó là tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp.