Châu Á và các chính sách tiền tệ khác thường thời Covid-19

Theo Thu Hiền/Bloomberg/baoquocte.vn

Do đại dịch Covid-19 mà các nhà hoạch định chính sách của khu vực châu Á đang có những bước đi vốn chưa từng được tính đến, các ngân hàng trung ương có thể sẽ có các biện pháp khác xưa.

Cuộc chiến chống Covid-19 đã tác động mạnh mẽ tới kinh tế nhiều nước châu Á. Nguồn: AFP
Cuộc chiến chống Covid-19 đã tác động mạnh mẽ tới kinh tế nhiều nước châu Á. Nguồn: AFP

Từng là "chuyện nực cười"

Cuộc chiến chống Covid-19 đã tác động mạnh mẽ tới kinh tế châu Á. Chính sách tiền tệ ở châu Á đã rơi vào tình trạng không chắc chắn, thậm chí trầm trọng hơn thời kỳ diễn ra cuộc Đại suy thoái và cuộc khủng hoảng tài chính châu Á trong những năm cuối thập niên 1990. Các biện pháp mà các ngân hàng trung ương ở châu Á đang triển khai chưa từng có tiền lệ và tác động từ các quyết sách của các thống đốc ngân hàng trung ương cũng chưa khi nào mang tính chất vĩ mô hơn lúc này.

Điều dễ nhận ra trước tiên là giới chức quản lý tiền tệ châu Á đã đưa ra hàng loạt tuyên bố. Chi phí cho vay đã được giảm ở mức thấp nhất. Nếu như ý tưởng về việc các ngân hàng trung ương châu Á tiến hành chính sách nới lỏng định lượng là "chuyện nực cười" thì giờ đây lại đang xảy ra.

Bên cạnh đó, các nhà hoạch định chính sách đã gạt lo lắng về sự tăng giá cả hàng hóa sang một bên. Nguồn cầu đổ vỡ ở châu Á cũng giống như hiện tượng đã xảy ra ở phương Tây sẽ không xuất hiện tình trạng lạm phát. Việc thể hiện vai trò tăng cường của châu Á trong vấn đề tiền tệ ở đây có phần tinh tế và không kém phần sâu sắc.

Ở khu vực châu Á, không có một quốc gia nào điển hình cho sự sụp đổ kinh tế thế giới như Australia. Khi đại dịch bùng phát, Ngân hàng Dự trữ Australia (Ngân hàng trung ương) hôm 19/3 đã giảm lãi suất xuống 0% và triển khai chương trình nới lỏng định lượng nhằm duy trì lợi tức trái phiếu thời hạn 3 năm ở mức 0,25%, một biện pháp tương tự như Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện. Dịch bệnh này có thể là “nấm mồ” chôn vùi sự phát triển của Australia.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19. Nguồn: AP
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19. Nguồn: AP
 

 

Khác "180 độ" với quá khứ

Nếu như quốc gia châu Á nào đó thực hiện chính sách tiền tệ ở mức độ khác hẳn so với quá khứ thì phải kể đến Indonesia, Philippines và Hàn Quốc. Vốn có "thành tích" không mấy vui vẻ khi đối phó với các cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế trước đây, Indonesia quyết không phạm phải sai lầm cũ. Mặc dù ngân hàng trung ương Indonesia chưa cắt giảm lãi suất xuống 0% từ mức chuẩn 4,5% hiện nay, ngân hàng này đã được phép mua nợ chính phủ từ thị trường sơ cấp.

Ngân hàng trung ương Philippines đang mua nợ chính phủ ở thị trường thứ cấp. Các chính sách này nhằm giúp chính phủ hai nước có thêm sức mạnh tài chính để đối phó với dịch bệnh và làm tăng giá trị đồng nội tệ. Hiện cả hai nước đều bị thâm hụt tài khoản vãng lai, khiến họ có nguy cơ đánh mất sự hấp dẫn đối với giới đầu tư nước ngoài. Còn tại Hàn Quốc - nền kinh tế công nghiệp hiện đại hàng đầu thế giới - giới chức nước này đã tiến hành mua trái phiếu chính phủ ngay cả trước khi cắt giảm lãi suất cơ bản về 0%.

Trong tài liệu đánh giá về chính sách của châu Á, giới chuyên gia kinh tế tại Deutsche Bank AG nhận xét: “Không có gì ngạc nhiên khi chứng kiến chính phủ một số nền kinh tế đang nổi phải tìm cách làm theo cách giải cứu mà Mỹ, châu Âu và Nhật Bản phải thực hiện khi để ngân hàng trung ương cấp tài chính cho các khoản nợ. Mặc dù vậy, điều bất thường là các ngân hàng trung ương phải chấp nhận thực hiện chính sách này trước khi họ tận dụng triệt để các chính sách truyền thống”.

Về phần mình, Trung Quốc đã tránh thiết lập một vòng quay tiền tệ mới để đối phó với cuộc khủng hoảng y tế. Thay vào đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã không ngừng điều chỉnh lãi suất xuống mức thấp dần, song lo ngại có thể gây ra tình trạng tích lũy nợ vốn từng là hệ quả của các nỗ lực kích thích kinh tế hồi năm 2008. Bắc Kinh cũng đã cắt giảm các yêu cầu dự trữ đối với các ngân hàng và thông qua hệ thống ngân hàng để tăng cấp vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính sách tài khóa cũng đã được nới lỏng dù không đáng kể như ở Mỹ và Nhật Bản.