Chìa khóa để Trung Quốc trở thành cường quốc xe điện


Pin là thành phần quan trọng nhất của xe điện. Vì vậy, công nghệ pin sẽ quyết định thành bại. Thêm vào đó, chính người khổng lồ Tesla của thế giới là động lực thúc đẩy sự phát triển ngành xe điện Trung Quốc.

Pin là thành phần quan trọng nhất của xe điện. Vì vậy, công nghệ pin sẽ quyết định thành bại. Thêm vào đó, chính người khổng lồ Tesla của thế giới là động lực thúc đẩy sự phát triển ngành xe điện Trung Quốc.

Pin là thành phần quan trọng nhất của xe điện. Vì vậy, công nghệ pin sẽ quyết định thành bại. Thêm vào đó, chính người khổng lồ Tesla của thế giới là động lực thúc đẩy sự phát triển ngành xe điện Trung Quốc.

Pin là thành phần quan trọng nhất của xe điện. Vì vậy, công nghệ pin sẽ quyết định thành bại. Thêm vào đó, chính người khổng lồ Tesla của thế giới là động lực thúc đẩy sự phát triển ngành xe điện Trung Quốc.

Và chìa khóa để đất nước tỷ dân này tạo dựng ngành công nghiệp ô tô điện dẫn đầu thế giới hiện nay là chính sách hỗ trợ phát triển pin xe điện từ Chính phủ Trung Quốc và sự hiện diện của nhà sản xuất hàng đầu thế giới Tesla thuộc tỷ phú Elon Musk, một trong những người giàu nhất hành tinh.

Sớm chuyển sang phát triển xe điện

Đầu những năm 2000, trước khi mạo hiểm bước vào lĩnh vực xe điện, ngành ô tô Trung Quốc phải đối diện với tình thế khó: là cường quốc ô tô động cơ đốt trong nhưng chưa thương hiệu nội địa nào có thể cạnh tranh nổi với các nhà sản xuất ngoại đang lấn át trên sân nhà.

Khi không thể cạnh tranh, họ biết là phải tạo ra cái mới để có thể hy vọng. Với xe thuần động cơ đốt trong, Mỹ, Nhật và châu Âu hơn họ quá xa. Đối với xe lai (hybrid) giữa xăng-dầu với điện, Nhật đang dẫn đầu vào lúc ấy. Tình hình đó buộc Chính phủ Trung Quốc phải khai phá lĩnh vực ô tô 100% chạy bằng pin bất chấp là đầu tư rất mạo hiểm vào thời điểm đó. Chính bước liều sớm ấy đã đem lại lợi thế cho Trung Quốc.

Chính sách này còn giúp Trung Quốc giải quyết một số vấn đề lớn khác như ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại các thành phố lớn, và góp phần giảm phụ thuộc vào nhập khẩu xăng dầu từ bên ngoài.

Chính phủ Trung Quốc bắt đầu đầu tư nghiêm túc vào công nghệ xe điện vào năm 2001 với một dự án nghiên cứu khoa học trong kế hoạch 5 năm lúc đó. Năm 2007, ngành ô tô Trung Quốc đón chào Wan Gang, người từng làm việc tại Audi (Đức) hơn 10 năm, trở thành Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Ông giữ chức này từ 2007 đến 2018. Trước đó, ông gia nhập Audi năm 1991 tại bộ phận Nghiên cứu & Phát triển R&D, và trở thành trưởng phòng kỹ thuật trong nhánh sản xuất và công nghệ năm 1996.

Trong vai trò bộ trưởng, ông rất hâm mộ xe điện và đã lái thử chiếc Roadster, mẫu xe điện đầu tiên của Tesla bán ra thị trường vào năm 2008. Từ đó, mục tiêu phát triển xe điện luôn được ưu tiên trong chiến lược hành động của ông, và Wan Gang được gọi là “cha đẻ” của ngành xe điện Trung Quốc.

Hỗ trợ tài chính mạnh từ Chính phủ

Từ 2009, Chính phủ Trung Quốc bắt đầu trợ cấp tài chính cho các doanh nghiệp sản xuất xe điện để tạo ra các mẫu xe bus chở khách, taxi hoặc xe cá nhân cho. Năm đó, chưa tới 500 chiếc xe điện được bán ra ở thị trường này.

Từ năm 2009 đến 2022, Chính phủ nước này rót hơn 200 tỷ nhân dân tệ (29 tỷ USD) vào các khoản trợ cấp và giảm thuế cho xe điện. Chính phủ TQ cũng đã giúp các công ty xe điện trong nước duy trì hoạt động trong những năm đầu bằng cách ký các hợp đồng mua xe. Đến khoảng 2010, trước khi thị trường chấp nhận xe điện rộng rãi, những chiếc xe điện đầu tiên ở Trung Quốc đã được sử dụng cho hệ thống giao thông công cộng bao la ở xứ tỷ dân.

Ngoài ra, Trung Quốc vẫn có các chính sách khác để khuyến khích cá nhân mua xe điện. Ở những thành phố đông dân và nhiều xe như Bắc Kinh, biển số ô tô được cấp hạn chế trong và thời gian người mua xe đợi để đăng ký được biển số cho xe chạy xăng, dầu có thể mất nhiều năm, chưa kể phí rất cao. Nhưng những người quyết định mua xe điện lại được hưởng ưu tiên: được đăng ký nhanh chóng cho xe điện.

Bên cạnh chính quyền trung ương, chính quyền địa phương cũng hỗ trợ các nhà sản xuất xe điện. BYD (công ty xe điện Trung Quốc hiện nay đang thách thức sự thống trị của Tesla và đang thực hiện kế hoạch sản xuất tại Việt Nam) đã vươn lên rất nhanh và mạnh nhờ hỗ trợ từ Thâm Quyến để biến Thâm Quyến thành thành phố đầu tiên trên thế giới có 100% xe bus công cộng là xe điện.

Công nghệ pin ngày càng hiện đại

Pin là thành phần quan trọng nhất trong xe điện. Yếu tố chính để xe điện thành công là phải có pin mạnh, dung lượng lớn và đáng tin cậy nhưng có giá phù hợp. Trong vòng hơn 10 năm qua, các công ty Trung Quốc đã đầu tư vào phát triển công nghệ pin Lithium ferrous phosphate (LFP), loại được xem là hiện đại nhất hiện nay.

Tại Việt Nam, công ty VinES thuộc Tập đoàn Vingroup và Gotion High-Tech (công ty sản xuất pin cho xe điện hàng đầu Trung Quốc) động thổ nhà máy sản xuất pin LFP có tổng vốn đầu 275 triệu USD, quy mô 14ha với công suất thiết kế 5 gigawatt giờ (GWh)/năm, tương đương khoảng 30 triệu tế bào pin/năm. Nhà máy tại tại Khu kinh tế Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh dự kiến sẽ sản xuất đại trà từ quý III-2024.

Pin LFP an toàn hơn và rẻ hơn pin niken mangan coban (NMC) thông dụng ở phương Tây. Tuy nhiên, LFP ban đầu không phải là lựa chọn hàng đầu cho ô tô vì từng có dung lượng thấp hơn nhiều và hoạt động kém ở nhiệt độ thấp (khí hậu lạnh). Một số hãng sản xuất pin lớn của Trung Quốc như CATL đã bỏ ra khoảng 10 năm để phát triển pin LFP để biến công nghệ này thành lựa chọn hàng đầu cho pin trong vòng vài năm tới.

Một trong những chính sách hỗ trợ của Trung Quốc là Chính phủ kiểm soát chặt các nguyên liệu sản xuất pin như coban, niken sunfat, lithium hydroxit và than chì. Nhờ đó, doanh nghiệp Trung Quốc cung cấp pin ở mức giá cạnh tranh và lượng cung cấp dồi dào nhờ phát triển năng lực sản xuất trong nhiều năm.

Tesla và trung tâm sản xuất tại Thượng Hải

Với Tesla, quốc gia đông dân nhất thế giới này là thị trường then chốt. Thượng Hải là nơi Elon Musk chọn để đặt nhà máy đầu tiên của Tesla bên ngoài nước Mỹ, và gã khổng lồ sắp xây nhà máy thứ hai ở Thượng Hải.

Chính Musk tham dự lễ ký hợp đồng xây dựng nhà máy thứ hai của Tesla với chính quyền Thượng Hải ngày 9/4/2023. Testa sẽ khởi công xây dựng vào quý III-2023 và bắt đầu hoạt động từ quý II-2024.

Đặc biệt, thế hệ pin cỡ lớn Megapack được nhà máy này sản xuất sẽ không phục vụ xe điện, mà được dùng cho hệ thống lưu trữ điện lưới. Với khả năng cung cấp điện cho khoảng 3.600 hộ dân trong một giờ của mỗi chiếc pin, theo thông báo của Tesla, Megapack sẽ giúp ổn định hệ thống lưới điện.

Dự kiến nhà máy mới sẽ sản xuất 10.000 chiếc Megapack mỗi năm, tương đương 40 gigawatt giờ điện năng được tích trữ để phục vụ thị trường toàn cầu. Theo hãng tin Bloomberg, Elon Musk muốn kết hợp dòng pin này với các nguồn năng lượng tái tạo để giảm đáng kể lượng khí cacbon sinh ra trong sản xuất điện, góp phần phát triển kinh tế xanh.

Tesla dự đoán: thế giới cần lượng pin đủ để dự trữ 46.200 GWh trong 20 năm tới. Dự đoán này lớn hơn rất nhiều so với con số 19,3 GWh dự trữ năng lượng pin đã được lắp đặt vào cuối năm 2020 theo số liệu của Tổ chức Năng lượng thế giới (IEA).

Sự kiện ký kết thỏa thuận xây dựng nhà máy mới của Tesla diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung ngày càng căng thẳng khiến một số tập đoàn công nghệ, trong đó có Apple, đang cố gắng giảm dần sự lệ thuộc vào sản xuất ở Trung Quốc. Nhưng Tesla vẫn tiếp tục mở rộng. Năm 2019, Thượng Hải nhiệt tình giúp Tesla xây nhà máy 1; nơi này đang sản xuất 711.000 xe Tesla mỗi năm, tương đương 52% tổng sản phẩm của công ty.