Chính sách tài chính cho phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam sau đại dịch Covid-19
Bài viết cung cấp lược khảo ảnh hưởng các lần đại dịch đến kinh tế các quốc gia trên thếgiới, cùng với đó là những chính sách tài chính các quốc gia ứng phó nhầm phục hồi kinh tế. Tổng hợp và bình luận chính sách mà Việt Nam đã áp dụng, đồng thời đề xuất gói chính sách tài chính kích thích và phục hồi kinh tế theo mô hình chữ V.
Đặt vấn đề
Từ năm 2000 đến nay, thế giới/khu vực và Việt Nam đã trải qua 3 lần đại dịch gồm: Dịch SARS (năm 2003), H5N1 (năm 2009) và Covid-19 (năm 2019), từđótác động không nhỏ đến kinh tế các quốc gia (bao gồm nhiều mặt về kinh tế, xã hội, thu nhập, việc làm…). So với tác động của dịch SARS năm 2003 và H5N1 năm 2009 thì dịch Covid-19 có quy mô lớn hơn rất nhiều. Để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid- 19, Chính phủ nhiều quốc gia trên thếgiới đãphải ban hành các lệnh hạn chế, cấm đi lại, phong tỏa các trung tâm thương mại, khiến hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tình trạng thất nghiệp và thu nhập giảm sút, theo đánh giá, suy thoái kinh tế do dịch Covid-2019 lớn hơn dẫn tới tình trạng suy thoái kinh tế nghiêm trọng hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008.
Theo dự báo của Hãng phân tích tài chính Oxford Economics (Anh), tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có khả năng chỉ đạt 5,6% năm 2020, giảm từ mức 6,1% của năm ngoái. Nếu điều đó xảy ra, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm 0,2% trong năm nay, xuống còn 2,3% - mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính cách đây một thập niên.
Mới đây, Ngân hàng Phát triển châu Ácũng đã công bố báo cáo "Triển vọng Phát triển châu Á". Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2020 sẽ đạt mức 4,8% do tác động của dịch COVID-19 và sự suy giảm thương mại toàn cầu. Tình hình đó buộc chính phủ các nước trên thế giới, trong đócóViệt Nam đã phải nhanh chóng đưa ra các chính sách tài khóa và tiền tệ để kích thích và phục hồi nền kinh tế.
Các kịch bản phục hồi kinh tế cho Việt Nam thời hậu Covid-19
Hiện nay, các tổ chức quốc tế đã dựa trên 2 biến số cơ bản là diễn biến tình hình dịch bệnh và năng lực ứng phó của chính phủ các quốc gia để đưa ra các mô hình phục hồi kinh tế sau đại dịch. Đối với Việt Nam, Ngân hàng Thếgiới (WB) đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ sụt giảm ở mức 4,9%, trong trường hợp xấu có thể còn 1,5% thay vì 7% như dự báo ban đầu, nếu không xuất hiện đại dịch (Hình 1).
Theo đó, Việt Nam có thể có 4 mô hình phục hồi kinh tế tương ứng với các điều kiện kèm theo (các điều kiện có thể xảy ra đồng thời hoặc không xảy ra đồng thời) (Bảng 1).
Trong 4 mô hình hồi phục kinh tế nói trên, theo suy đoán xác suất xảy ra trong hồi phục kinh tế của Việt Nam theo mô hình chữ V là cao nhất, vì các lý do chính sau đây: Khả năng tương đối cao dịch bệnh kết thúc trong mùa hè; Chính phủ đang quyết tâm thúc đẩy tăng trưởng với các giải pháp hợp lý kể cả từ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ; Các nước lớn đang trình phê duyệt các gói giải cứu kinh tế chưa từng có trước đây (như Hoa Kỳ với gói giải cứu lên tới 2000 tỷ USD), các quốc gia phương Tây và Trung Quốc cũng đưa ra các gói kích thích kinh tế mạnh mẽ, vì vậy khi tình hình từ quýII/2020 dịch bệnh được kiểm soát và đẩy lùi sẽ giúp kinh tế thế giới hồi phục sau đại dịch.
Lựa chọn chính sách tài chính hiệu quả cho mô hình phục hồi kinh tế
Các gói giải cứu kinh tế các nước thực hiện
Hiện nay, chính phủ các quốc gia đã thực hiện các gói giải cứu kinh tế thời hậu COVID-19, trong đó cao nhất là Hoa Kỳ (2000 tỷ USD), kế đến là các quốc gia châu Âu như Đức (500 tỷ Euro), Anh (330 tỷ Bảng)... Khu vực Đông Nam Á cũng có 2 quốc gia công bố các gói giải cứu lớn từ Singapore (59,9 tỷ SGD) và Thái Lan (60 tỷ USD). Hầu hết các gói giải cứu của các quốc gia đều tập trung vào cả chính sách tài khóa (như miễn, giảm, giãn thuế, các khoản hỗ trợ cho người nghèo...) và chính sách tiền tệ (Giảm lãi vay, cơ cấu hay gia hạn lại nợ vay). Kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng và các lần đại dịch trước cho thấy, sự tác động làm suy giảm tổng cung lẫn tổng cầu để vực dậy nền kinh tế thì chính phủ các quốc gia cần thực hiện cả 2 chính sách là tài khóa lẫn tiền tệ.
Lựa chọn chính sách tài chính nào cho Việt Nam hồi phục kinh tế theo hình chữ V
Để kinh tế Việt Nam có thể hồi phục theo mô hình chữ V thì phải hội đủ4 điều kiện (Bảng 1). Trong 4 điều kiện nêu trên, thì có 2 điều kiện thuộc khách quan và 2 điều kiện thuộc về chủ quan, trong đó có các gói giải pháp kích thích kinh tế hiệu quả và cải cách mạnh mẽ thể chế. Việc cải cách thể chế đã được Chính phủ, các cấp chính quyền thể hiện qua việc thực hiện tuân thủ các thủ tục cải cách hành chính, minh bạch, xử lý nghiêm minh các vụ án tham nhủng, gian lận... Như vậy, chỉ còn yếu tố quan trọng nhất nhằm phục hồi kinh tế là các gói giải pháp hiệu quả từ Chính phủ.
Mặc dù, tình hình tài chính, ngân sách của Việt Nam đang gặp khó khăn, nhưng trước ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch, Quốc hội và Chính phủ đã quyết định sử dụng mọi nguồn lực tài chính cho giai đoạn hậu COVID-19. Về nguồn tài chính ngân sách trong gói 62.000 tỷ đồng, ngân sách trung ương sẽ dành ra 22.000-23.000 tỷ đồng từ nguồn tăng thu và phần kinh phí còn lại của năm 2019 là 19.000-20.000 tỷ đồng, phần còn lại trích từ quỹ dự phòng, tiết kiệm chi, phần tăng thu, dự phòng ngân sách địa phương. Về chính sách tiền tệ, tính đến cuối tháng 3/2020, nguồn lực dự trữ ngoại hối của Việt Nam đạt trên 84 tỷ USD, và như vậy chúng ta hoàn toàn có đủ nguồn lực để đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tài chính và giá cả.
Hiện nay, Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp nhằm hồi phục kinh tế trong và sau đại dịch như: Gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất; tạm dừng đóng quỹ bảo hiểm hưu trí, tử tuất; doanh nghiệp được hỗ trợ tiền để trả lương trong trường hợp người lao động ngừng việc tạm thời... Ngoài ra, Chính phủ còn có gói hỗ trợ cho các đối tượng với tổng mức hỗ trợ của Chính phủ cho người lao động, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19 khoảng 62.000 tỷ đồng. Trong số này, ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp 36.000 tỷ đồng, gồm 22.000-23.000 tỷ đồng từ ngân sách trung ương và 13.000-14.000 tỷ từ ngân sách địa phương.
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 về việc các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19. Hàng loạt các ngân hàng lớn nhỏ đã thực hiện cơ cấu lại nợ, giảm lãi vay cho các DN chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, điển hình như: Vietcombank đã hạ lãi suất xuống thấp hơn 0,5-1,5% so với mặt bằng lãi suất chung; BIDV cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ gốc, lãi và giảm đến 2%/năm (đối với các khoản vay bằng tiền đồng); VPBank triển khai chương trình đồng hành thứ hai với mức giảm lãi suất 2% cho các DNNVV bao gồm khách hàng hiện hữu và vay mới…
Nhìn chung, Chính phủ đã kịp thời và quyết liệt trong ban hành các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế cả các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, các chính sách cũng cần được bổ sung trên nhiều khía cạnh sau thì nền tảng kinh tế mới có thể phục hồi nhanh theo mô hình chữ V phát huy từ quýII/2020 (Bảng 4).
Tài liệu tham khảo:
1. Chính phủ (2020), Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19;
2. Thủ tướng Chính phủ (2020), Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/03/2020 về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19;
3. Ngân hàng Nhà nước (2020), Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19;
4. Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội hàng năm;
5. https://forbesvietnam.com.vn/tin-cap-nhat/wb-dieu-chinh-trien-vongtang-truong-gdp-viet-nam-nam-2020-xuong-con-49-10027.html.