Chu kỳ tăng lãi suất đang đi đến giai đoạn cuối


Với lạm phát chưa được kiểm soát, các ngân hàng trung ương cần tiếp tục để mở các lựa chọn.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới mới nhất của các nhà kinh tế trưởng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho biết, trong khi 45% các nhà kinh tế cho rằng suy thoái kinh tế toàn cầu có thể xảy ra trong năm nay, thì tỷ lệ tương tự lại cho rằng điều đó khó xảy ra. Bên cạnh đó là sự thiếu rõ ràng về quỹ đạo của các nền kinh tế Mỹ và khu vực đồng Euro.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang cố gắng đánh giá tác động của sự bất ổn tại các ngân hàng khu vực của Mỹ còn Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thì đang cố gắng đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc tăng lãi suất trước đó. Cả hai đều cho thấy sự thận trọng rất cao.

Fed đã tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản, đồng thời báo hiệu khả năng xem xét tạm dừng tăng lãi suất. ECB cũng tăng lãi suất thêm 0,25 điểm - mức tăng nhỏ hơn so với trước đây - trong khi chờ thêm dữ liệu. Mặc dù lạm phát vẫn chưa bị đánh bại, nhưng trong thời kỳ hỗn loạn, đây là những quyết định hợp lý.

Các thị trường đang kỳ vọng chu kỳ tăng lãi suất của FED sẽ đạt đỉnh chỉ ở mức trên 5%, như đã báo hiệu. Lạm phát cơ bản ở Mỹ - không bao gồm năng lượng và thực phẩm - vẫn ở mức cao khoảng 5,6%.

Tuy nhiên, với những tranh cãi trong lĩnh vực ngân hàng, điều kiện cho vay thắt chặt hơn và dấu hiệu hạ nhiệt mới bắt đầu trên thị trường việc làm Mỹ, thì việc tăng lãi suất lên mức mục tiêu từ 5- 5,25% trong khi thực hiện cách tiếp cận “chờ và xem” đối với các quyết định tiếp theo thật có ý nghĩa.

Với lạm phát vẫn còn cao, Fed đã đúng khi để ngỏ cánh cửa. Nhưng các nhà giao dịch đang tìm kiếm manh mối khi nào cơ quan đóng vai trò ngân hàng trung ương của Mỹ sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất.

Chủ tịch Powell nhắc lại xu hướng của Fed đối với việc giữ lãi suất tăng trong thời gian dài hơn, tuy nhiên thị trường vẫn tin rằng lãi suất sẽ giảm trong năm nay. Nếu lạm phát cao vẫn tiếp diễn, kỳ vọng lãi suất thị trường có thể sẽ được điều chỉnh mạnh mẽ.

Mặc dù việc kết thúc chu kỳ tăng lãi suất là dễ hình dung hơn ở Mỹ, nhưng điều này không hoàn toàn như vậy với khu vực đồng Euro. Lạm phát tại khu vực đồng tiên chung châu Âu đã tăng trở lại lên tới 7% vào tháng trước và thị trường lao động vẫn nóng.

Tăng lãi suất hơn nữa vì vậy được xem là cần thiết. Đã có một cuộc tranh luận về việc liệu mức tăng 25 điểm cơ bản trong tuần này lên 3,25% có nên là 50 điểm cơ bản như tại cuộc họp trước đó hay không, nhưng dữ liệu gần đây cho thấy tốc độ tăng chậm lại là điều khôn ngoan.

Các cuộc khảo sát của ECB cho thấy ngân hàng cho vay chậm lại và nhu cầu tín dụng yếu hơn. Với bằng chứng cho thấy việc tăng lãi suất trước đó đang có tác động, thì việc tăng lãi suất mạnh hơn sẽ rất táo bạo.

Thay vào đó, Chủ tịch ECB Christine Lagarde đã thực hiện chính sách giảm tốc theo kiểu diều hâu: ECB vẫn còn “nhiều cơ sở hơn để giải quyết”, nhưng điều quan trọng là phải đánh giá mức độ cần thiết để đạt được điều đó.

Chu kỳ tăng lãi suất lịch sử của các ngân hàng trung ương có thể đang gần hoặc ở mức cao nhất, nhưng các ngân hàng trung ương nên để ngỏ các lựa chọn của họ.

Các nhà đầu tư kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) cũng sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào tuần tới. Với lạm phát vẫn ở mức hai con số, BOE cũng có thể có khả năng tăng lãi suất cao hơn nữa.

Lạm phát cao không nên được phép dai dẳng, nhưng với chi phí tín dụng tăng mạnh trong năm qua, các ngân hàng trung ương có vẻ đúng khi hiện nay đã chuyển sang điều chỉnh lộ trình lãi suất khi có nhiều dữ liệu hơn.

Một số người có thể lập luận rằng với lạm phát vẫn cao hơn mục tiêu, các nhà hoạch định chính sách tiền tệ không thể chờ đợi mà không làm gì. Nhưng với việc các động lực lạm phát toàn cầu giảm bớt, quỹ đạo chung của lạm phát đang đi xuống.

Lãi suất cao hơn đang bắt đầu thắt chặt hoạt động cho vay ở Mỹ và châu Âu, điều mà các ngân hàng trung ương hy vọng sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng tiền lương thấp hơn.

Tuy nhiên, những lo ngại vẫn tồn tại xung quanh trần nợ công của Mỹ, tình trạng hỗn loạn ngân hàng và các lỗ hổng trong khu vực phi ngân hàng.

Với tình trạng sương mù kinh tế ngày càng dày đặc và rất nhiều công việc nặng nhọc đã được thực hiện bởi các ngân hàng trung ương, giờ là thời điểm thích hợp để bắt đầu xem xét kỹ lưỡng để đưa ra hành động.

Theo Vân Anh/thitruongtaichinhtiente.vn