Chuyển nghề khi đã lớn tuổi: Lời khuyên nào cho người có ý định này?
Chuyển nghề dù ở trong giai đoạn nào cuộc đời cũng đều là một quyết định khó khăn, đặc biệt khi đã dành nhiều năm tuổi trẻ cống hiến cho một ngành nghề. Dưới đây là một vài lời khuyên hữu ích để bạn có thể vững tin với quyết định của riêng mình.
Đề cao sự khác biệt
Ngành nghề nào cũng vậy, đều rất cần những kĩ năng riêng biệt, song song đó tồn tại những khó khăn, thử thách hoàn toàn không giống nhau. Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng liệu có chuyển nghề hay không khi tuổi trẻ đã dần mất bóng, tuổi trung niên lại đang tới gần thì hãy cân nhắc, xem xét thật kĩ xem bản thân có khả năng tạo được sự khác biệt, nét riêng trong ngành nghề đó hay không bởi khi bước chân vào một ngành nghề mới hoàn toàn bạn phải đối mặt với biết bao điều mới mẻ, thậm chí là các đối thủ cạnh tranh lâu năm. Hãy nhớ dù không phải là người có chuyên môn cao nhất, nhưng hãy luôn biết cách tạo nên sự khác biệt cho bản thân.
Chấp nhận thực tế ban đầu
Chuyển đổi nghề nghiệp thường xảy ra trong thời gian đảm nhiệm trách nhiệm một ngành nghề và cũng có khi trong khoảng thời gian bạn không phải tiếp xúc tới môi trường làm việc, bạn có nhiều thời gian để suy nghĩ bản thân, suy nghĩ công việc, suy nghĩ về tất cả những gì liên quan đến bạn, và chợt nhận ra mình có niềm yêu thích một ngành nghề khác.
Trước tiên, hãy chấp nhận thực tế ban đầu rằng bạn phải chịu một mức lương không xứng đáng cho những gì bạn bỏ ra, hoặc thậm chí là không có một mức lương nào dành cho bạn cả. Hãy suy nghĩ tích cực đây là khoảng thời gian ban đầu để bạn học hỏi những kiến thức, kĩ năng từ một ngành nghề khác, nhưng đến thời gian nhất định nào đó hãy đề cập một mức lương xứng đáng hơn hay nếu bạn quyết định ra riêng và tự kinh doanh, thời gian ban đầu thực sự khó khăn, nhưng càng về sau mọi việc sẽ dần đi vào khuôn khổ và doanh số thu về sẽ không làm bạn thất vọng.
Biết khi nào thì nên dừng lại
Trước khi chính thức từ bỏ công việc hiện tại đã bấy lâu nay gắn bó thì hãy thu xếp mọi việc ổn thỏa, đừng vội chia xa trong khi dự án vừa nhận chưa được hoàn thành, hãy cho sếp tổng đủ thời gian tìm được người thay thế vị trí của bạn. Điều quan trọng hơn cả là đảm bảo rằng bạn đã lĩnh hội hết những kiến thức, kinh nghiêm quý báu và vững tin rẽ sang một bước đường mới với ngành nghề mới mà bạn đã lựa chọn.
Đừng sợ sệt khi tự đặt mình vào một tình huống mạo hiểm
Tất cả mọi thứ trên đời xảy ra đều có nguyên nhân, quá trình, và cái kết của nó. Cơ hội đến rồi vụt đi nếu không kịp hành động để nắm giữ nó, đó là lẽ thường tình. Khi cơ hội tới đừng cảm thấy sợ sệt để đưa ra quyết định bởi bạn chẳng bao giờ biết cơ hội này sẽ dẫn bạn đến cái kết như thế nào nếu không dám đương đầu với nó.
Hãy tìm ra ngành nghề có tiềm năng
Đồng ý là bạn đã dành trọn tuổi trẻ cho một vài công việc gì đó, nhưng khi bước vào một giai đoạn mới của cuộc đời, độ tuổi trung niên chẳng hạn bạn lại nảy ra một vài ý tưởng mới lạ và mong muốn chuyển nghề. Nếu vậy hãy dành cho mỗi sự lựa chọn đó một khoảng thời gian để trải nghiệm, khám phá, và quan trọng hơn là tìm ra được ngành nghề lí tưởng cho bản thân cũng như có tiềm năng phát triển, mở rộng.
Liệt kê ra những điểm thuận lợi và bất lợi
Điều cuối cùng là hãy tập thói quen liệt kê những điểm thuận và bất lợi mà bạn phải đối mặt trước khi đưa ra bất kì quyết định mạo hiểm nào, và sau đó hãy tìm người có nhiều kinh nghiệm để xin tư vấn.