Citi và JPMorgan đứng đầu danh sách các ngân hàng có ảnh hưởng toàn cầu

Theo thoibaonganhang.vn/Reuters

Citi đã thay thế HSBC để gia nhập cùng JPMorgan trong top đầu danh sách các ngân hàng có mức độ ảnh hưởng đến toàn cầu. Điều đó cũng có nghĩa là ngân hàng Mỹ này sẽ phải tăng vốn tự có bổ sung từ năm 2019 nhằm bảo vệ sự ổn định tài chính toàn cầu.

Citi và JPMorgan hiện đang dẫn đầu danh sách các ngân hàng có mức ảnh hưởng toàn cầu. Nguồn: internet.
Citi và JPMorgan hiện đang dẫn đầu danh sách các ngân hàng có mức ảnh hưởng toàn cầu. Nguồn: internet.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2009, các nước G20 đã đồng ý rằng, các ngân hàng hàng đầu về quy mô hoạt động và mạng lưới, có nghĩa sự sụp đổ của những ngân hàng này có thể tàn phá các thị trường, nên giữ thêm vốn theo mức độ rủi ro mà họ có thể gây ra.

Các thành viên trong danh sách 30 người cho vay lớn nhất thế giới này cũng sẽ phải bắt đầu nắm giữ trái phiếu từ năm 2019 nhằm có thể nhanh chóng bổ sung nguồn vốn bị thiếu hụt do khủng hoảng.

Trong bản cập nhật hàng năm của bảng xếp hạng được công bố hôm này (21/11) bởi Ủy ban ổn định tài chính của G20 (FSB), không có gương mặt mới nào và cũng đồng nghĩa không nhà cho vay lớn nào bị loại khỏi danh sách 30 ngân hàng có mức độ ảnh hưởng lớn nhất toàn cầu năm nay.

Tuy nhiên, Citi đã thay thế HSBC trong top dẫn đầu sẽ phải đối mặt với mức vốn tự có bổ sung là 2,5%.

Trong khi HSBC tụt hạng xuống cung với BNP Paribas và Deutsche Bank ở nhóm tiếp theo, với mức vốn tự có bổ sung là 2%; trong khi Bank of America tăng một bậc để leo lên nhóm này.

Barclays cũng giảm một bậc xuống nhóm có mức vốn tự có bổ sung là 1,5%, trong khi Ngân hàng Công thương Trung Quốc và Wells Fargo cũng tăng một bậc, gia nhập cùng nhóm với ngân hàng của Anh.

Morgan Stanley cũng giảm 1 bậc xuống nhóm có mức vốn tự có bổ sung 1%.

FSB cũng đồng ý một tỷ lệ đòn bẩy tài chính (vốn cấp 1/tổng tài sản) cao hơn cho 30 người cho vay lớn nhất thế giới. Tỷ lệ này được ấn định ở mức tối thiểu 3% đối với tất cả các ngân hàng khác trên toàn thế giới.

Hiện FSB vẫn chưa quyết định việc 30 ngân hàng trên phải chịu cùng tỷ lệ đòn bẩy giống nhau hay lại phân nhóm như mức vốn bổ sung.

FSB cũng cập nhật danh sách các công ty bảo hiểm có mức đô ảnh hưởng toàn cầu, song nó không thay đổi so với năm ngoái. Những công ty bảo hiểm vẫn còn trong danh sách năm 2017 sẽ được yêu cầu đáp ứng các quy định khó khăn hơn từ tháng 1/2019 nhằm "thẩm thấu mất mát".

Danh sách này bao gồm Aegon, Allianz, AIG, Aviva, Axa, MetLife, Ping An, Prudential Financial, và Prudential...

Tuy nhiên, danh sách mới nhất của FSB không đề cập đến các nhà tái bảo hiểm, một loại hình vẫn đang được xem xét.