Cơ hội nào cho nhà đầu tư trong quý IV?
Warrent Buffet đã nói: "Hãy tham lam khi mọi người sợ hãi". Trong phiên thứ 6 và thứ hai vừa rồi, thị trường chung đã có những phiên điều chỉnh và gột rửa “wash out”, khiến một số nhà đầu cơ và thậm chí đầu tư cũng phải chùn chân mất thành quả từ quý III.
Tuy nhiên cơ hội sẽ mở ra với nhóm người này khi mà nhóm người khác bi quan. Và thị trường cuối năm hé lộ nhiều mã với kết quả kinh doanh khả quan.
Thêm vào đó, với bối cảnh điều kiện kinh doanh thuận lợi, Bộ Công Thương cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh; công nhận kinh tế tư nhân là động lực của nền kinh tế hay đảm bảo lạm phát ổn định và tăng cường đẩy mạnh tín dụng lên mức 20-21 % cho đến hết cuối năm sẽ đảm bảo nhiều yếu tố tích cực cho thị trường chứng khoán.
Dưới đây là một số ngành và doanh nghiệp có kết quả kinh doanh khá tốt trong quý 3 và dự báo sẽ tiếp tục có kết quả kinh doanh triển vọng trong quý IV/2017.
Ngành thép:
Tập đoàn Hòa phát (HOSE: HPG): Tập đoàn này vẫn đang giữ thị phần số 1 với thị phần thép xây dựng khoảng 24% và thị phần ống thép chiếm 26,6% sản lượng toàn thị trường, trong khi cùng kỳ năm trước con số này chỉ ở mức 22,2% và 16,1%.
Trong quý III/2017, Hòa Phát đạt mức lợi nhuận sau thuế cao nhất từ trước tới nay với 2.140 tỷ đồng. Doanh thu hợp nhất toàn Tập đoàn cũng ở mức cao với 12.700 tỷ đồng. Thép xây dựng và ống thép tiếp tục là các sản phẩm đóng góp chính vào kết quả kinh doanh của Hòa Phát.
Mức sản lượng trên tăng trưởng 21,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, lượng thép xuất khẩu đạt gần 10.000 tấn. Sau 9 tháng, Hòa Phát đã hoàn thành gần 80% kế hoạch sản lượng với mảng thép xây dựng.
Hiện tại, Hòa Phát đề xuất xây dựng thêm 3 dự án thép tại hạ nguồn Dung Quất (Quảng Ngãi).
Ba dự án gồm: Dự án sản xuất thép hợp kim mangan silic; Dự án thép cán nguội mạ mầu và kẽm và Dự án sản xuất ống thép chất lượng cao.
Dự kiến toàn bộ dự án sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2019. Khi đi vào hoạt động ổn định sẽ đem lại doanh thu khoảng 2 tỉ USD, tạo công ăn việc làm cho 8.000 lao động.
Tuy nhiên, rủi ro lúc này là giá cổ phiếu HPG đã tăng khá mạnh kể từ đầu tháng 9. Với một cổ phiếu tăng trưởng như Hòa Phát nên nắm giữ càng lâu càng tốt.
CTCP Thép Nam Kim (HOSE: NKG): SSI Research ước tính lợi nhuận ròng 9 tháng đạt 520 tỷ đồng, tăng 15%. Sản lượng tiêu thụ tôn mạ trong 9 tháng tăng trưởng đáng kể ở mức hơn 60% nhờ đóng góp của nhà máy Nam Kim 3 đi vào hoạt động từ quý IV/2016. Giá thép cán nóng tăng 18% trong quý III/2017 và 11% từ đầu năm cũng hỗ trợ vào tỷ suất lợi nhuận trong giai đoạn này.
Thêm vào đó là, một thông tin tích cực cho các nhà đầu tư trong nước. Nam Kim sẽ mở room ngoại để thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài trong cùng ngành sản xuất thép, tôn mạ hoặc các nhà đầu tư dài hạn khác.
Ngành hàng không:
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – CTCP Vietnam Airlines (HOSE: HVN), trong quý 3/2017, Vietnam Airlines đã đạt kết quả kinh doanh vượt trội so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu hợp nhất đạt 24.299 tỉ đồng tăng 30% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế tăng mạnh 51% lên 1.200 tỉ đồng.
Trong 9 tháng đầu năm 2017, chỉ số đúng giờ OTP đến của hãng hàng không quốc gia Việt Nam đạt 82,4% và chỉ số đúng giờ OTP đi lên tới 90,5% – vượt qua chỉ số năm 2016 của top 10 hãng hàng không đúng giờ nhất thế giới và chỉ đứng sau hãng hàng không Nhật Bản (Japan Airlines, JAL).
Các chất lượng dịch vụ đi kèm như khoảng cách ghế ngồi, Khoang hành lí rộng. Chính sách hoàn tiền được áp dụng đúng cam kết. Hỗ trợ khu riêng dành cho khách vip và phòng chờ khi trễ chuyến… khiến cho số lượng khách lựa chọn Vietnam Airlines tuyến Hà Nội – Hồ Chí Minh và ngược lại tăng 11%.
Công ty cổ phần Hàng không VietJet (HOSE: VJC): Nửa đầu năm 2017, doanh thu thuần của Vietjet đạt 16.423,3 tỷ đồng, tăng 30,8% so với cùng kỳ; LNST đạt 1.796,6 tỷ đồng, tăng 45,1% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp tăng lên mức 15,3% so với mức 13,7% trong cùng kỳ năm ngoái. Bởi các yếu tố: tổng lượng khách vận chuyển tăng, tổng lượng ghế cung ứng tăng. Khai trương thêm tuyến đường bay mới.
VJC đã nhận và đưa vào vận hành 5 tàu bay Airbus A321 trong khoảng thời gian này. Trong khoảng thời gian còn lại của năm 2017, VJC sẽ tiếp nhận thêm 12 chiếc A321. Doanh thu từ SLB (bán và thuê lại máy bay) đạt 5.521 tỷ đồng trong kì, tăng 9% so với cùng kì.
VJC đang được giao dịch với mức P/E 2017 là 10,9x – một mức giá khá tốt với một cổ phiếu tăng trưởng như VJC trong 1 ngành dịch vụ đầy tiềm năng trong nhiều năm tới.
Ngành ngân hàng:
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (HOSE:VPB): Nhờ tập trung chiến lược vào mảng bán lẻ, phân tán rủi ro khách hàng. Nên dù tỉ lệ thất thoát cao nhưng số tiền không lớn so sánh với các ngân hàng. Tỉ lệ dự phòng rủi ro cho vay khách hàng tăng 21.35%, tuy nhiên số dư nợ nợ xấu xấp xỉ 1.9% vẫn khá thấp (3300/167000 triệu đồng) so với một số ngân hàng khác.
Với định hướng tái cơ cấu lại mảng tín dụng tiêu dùng FE credit, tích cực đôn đốc giám sát nợ xấu và thực hiện quản lí chặt chẽ theo qui trình mới từ 2016.
Động lực tăng trưởng ngân hàng sẽ còn cao trong vài năm tới, khi mà đánh giá chất lượng tài sản như VP Bank. Tăng trưởng huy động mạnh (cao hơn 7,8% huy động tiền gửi cho phép của NIM bằng cách trả lãi suất huy động cao hơn) và tập trung vào bán lẻ (nhu cầu tín dụng doanh nghiệp tăng 6% so với 21% của bán lẻ trong 2017) là các yếu tố mà các ngân hàng khác không sánh được. Rủi ro là khả năng tiếp tục pha loãng cổ phiếu trong các năm tới. Dự kiến lợi nhuận sau thuế năm 2017 sẽ vượt mục tiêu 10-15%
Ngân hàng TMCP Quân đội (HOSE: MBB): SSI Research ước tính lãi trước thuế trong 9 tháng 2017 đạt 3.900 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ. Kết quả này cao hơn tăng trưởng nửa đầu năm 2017 ở mức 35,6% nhờ cho vay bất động sản của MBB tăng.
Với tăng trưởng tín dụng bình quân đạt mức 11,89% sau 9 tháng. Dù tăng trưởng huy động chỉ 2,9% nhưng MBB là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất trong 9 tháng, đạt 20,0%.
Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB): Tổng dư nợ của ACB sau khủng hoảng và tạo đáy năm 2012 đã tăng trở lại từ 2013 (100,980 tỷ) đến tháng 6/2017 đạt 176,105 tỷ đồng, tương ứng với thu nhập từ Hoạt động kinh doanh tăng từ 5650 tỷ năm 2013 thì đến 6 tháng 2017 đã đạt mức 5.451 tỷ, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của ACB đã dần ổn định và tăng trưởng tín dụng và dịch vụ cua ACB cũng tốt lên một cách mạnh mẽ.
Triển vọng tích cực từ mạng lưới rộng. ACB đã khai thác được mạng lưới bán lẻ, nên từ đầu năm đến nay đạt tăng trưởng huy động mạnh 11,2% so với mức tăng trưởng chung của ngành ngân hàng là 5,9%. Chi phí vốn 5% cao hơn so với mức 4,6% toàn ngành ngân hàng.
Lợi nhuận sau thuế của ACB năm 2017, có sự cái thiện mạnh mẽ cùng với tăng trường tín dụng và nợ xấu dần giảm. Dự kiến 2017 có thể đạt 2080 tỷ đồng tương ứng với EPS đạt 2100đ.
Ngành xây lắp và vật liệu xây dựng:
Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (HOSE:CTD)
Conteccons vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2017 với kết quả doanh thu đạt 7.640 tỷ đồng, tăng gần 44% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó doanh thu từ các hợp đồng xây dựng đạt 7.601 tỷ đồng, chiếm hơn 99% tổng doanh thu của công ty.
Một ưu điểm của Conteccons là không lo lắng về lãi vay. Với chiến lược dựa vào nội lực tính đến hết quý 3/2017, Coteccons không ghi nhận khoản vay nợ tài chính nào.
Kết quả, riêng quý 3/2017 Coteccons báo lãi sau thuế 477,5 tỷ đồng, tăng trưởng 30,5% so với quý 3 năm ngoái. Dự báo đến cuối năm, công ty sẽ vượt kế hoạch kinh doanh đã đề ra trên 20%.
Ngành nông nghiệp:
Tập đoàn Lộc Trời (Upcom:LTG): Tập đoàn Lộc Trời (LTG – UPCOM) là doanh nghiệp có vị thế hàng đầu trong ngành thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với thị phần hiện tại hơn 20%. Sau một thời gian dài hoạt động trong ngành thuốc BVTV, doanh nghiệp thực hiện thay đổi định hướng chiến lược với mong muốn tiến sâu hơn vào chuỗi giá trị nông nghiệp bằng cách mở rộng hoạt động kinh doanh thêm 2 mảng là nông phẩm (kinh doanh gạo) và mảng giống.
Cơ hội tăng trưởng nhờ vào việc khai thác mô hình bán lẻ thuốc BVTV và đội ngũ kĩ sư giàu kinh nghiệm, và tay nghề.
Ngược lại, vẫn còn nhiều dấu hỏi về rủi ro khi tham gia ngành gạo và sự thiếu ổn định ‘được mùa mất giá, được giá mất mùa’ của người nông dân, vậy nên bao tiêu sản phẩm làm ra còn nhiều thách thức để đạt được.
Mọi giá mục tiêu chỉ là kham khảo, với cập nhật thị trường kinh doanh và các rủi ro nên luôn có biến động. Tuy nhiên, giống như Ông Nguyễn Duy Hưng Chủ tịch SSI phát biểu: “‘Giống như kiểm tra sức khoẻ, nếu nói nền kinh tế là cực tốt thì chưa, nhưng đã tốt hơn trước rất nhiều’.” Năm nay mọi thứ tốt hơn rất nhiều nếu so sánh với các nước trong khu vực. Điều đó phản ánh rằng niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường Việt Nam hiện nay là tích cực.