Công khai, minh bạch giá cước vận tải để người dân lựa chọn, giám sát
(Tài chính) Thời gian qua, khi giá xăng dầu thế giới và trong nước liên tục giảm thì giá cước vận tải lại giảm rất chậm; nhiều doanh nghiệp vận tải không giảm hoặc mức giảm không tương xứng với mức độ giảm của giá nhiên liệu.
Câu chuyện tốc độ giảm giá cược vận tải không tương xứng với tốc độ giảm giá nhiên liệu xăng dầu một phần do độ trễ, nhưng một phần quan trọng là do những khiếm khuyết của cấu trúc thị trường vận tải Việt Nam. Đối với những thị trường vận tải phát triển và có tính cạnh tranh cao, ngay khi giá nhiên liệu giảm thì chắc chắn các doanh nghiệp sẽ phải đua nhau giảm giá cước để giành thị phần, khách hàng.
Theo nhìn nhận chung của nhiều chuyên gia, việc giảm giá xăng dầu có lợi cho nền kinh tế nói chung, đặc biệt trong lúc các doanh nghiệp gặp khó khăn. Hai chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang Thái và Bùi Trinh nhận định rằng, giá xăng dầu giảm là một dịp may hiếm có để tạo đà cho nền kinh tế trong năm 2015. Tuy nhiên, trong khi Chính phủ đã có những can thiệp phù hợp về thuế và giá điện thì các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt doanh nghiệp vận tải dường như chưa có cách ứng xử tương thích với giá xăng dầu giảm sâu. Chi phí vận tải đầu vào giảm chưa thích hợp khiến cơ hội để nền kinh tế đạt tăng trưởng cao trong năm 2015 có thể bị từ chối.
Theo thống kê của Bộ Tài chính, từ tháng 7/2014 đến ngày 21/1/2015, giá xăng đã giảm gần 39% và giá dầu giảm hơn 33%. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp kê khai với tỷ lệ giảm giá còn thấp hoặc có doanh nghiệp kinh doanh vận tải tuyến cố định điều chỉnh giá cước chưa phù hợp với giá nguyên liệu giảm.
Tại buổi công bố kết quả kiểm tra việc thực hiện kê khai giá cước vận tải được liên bộ Tài chính - Giao thông vận tải tiến hành cuối tháng 1 vừa qua, Cục trưởng Cục Quản lý giá Bộ Tài chính Nguyễn Anh Tuấn cho biết, bên cạnh các doanh nghiệp nghiêm túc chấp hành quy định kê khai giá cước, vẫn còn có những doanh nghiệp kê khai với tỷ lệ giảm giá còn thấp hoặc còn có đơn vị kinh doanh vận tải tuyến cố định chưa điều chỉnh giảm giá. Danh sách cụ thể của các doanh nghiệp này đã được công bố rộng rãi.
Cũng theo Cục trưởng Nguyễn Anh Tuấn, qua hoạt động kiểm tra còn phát hiện tình trạng doanh nghiệp “chạy” kê khai giá cước vận tải. Cụ thể, các doanh nghiệp vận tải hành khách cố định chạy liên tỉnh có thể kê khai ở một địa phương A, nhưng khi địa phương này quản lý chặt chẽ, không chấp nhận mức kê khai giảm giá của doanh nghiệp, thì doanh nghiệp chạy sang địa phương B để kê khai với mức giảm thấp hơn, và tỉnh B có thể việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, có thể chấp nhận ngay kê khai của doanh nghiệp. Trên thực tế, vẫn còn tình trạng doanh nghiệp “kê khai một đằng, thu tiền một nẻo” hoặc tăng cường các khoản phụ thu trên các tuyến vận tải hành khách đường dài cố định… Cơ quan quản lý cũng đã đưa ra các giải pháp để khắc phục những bất cập này, trong đó tập trung vào việc siết chặt kiểm tra, tăng cường minh bạch thông tin.
Câu chuyện tốc độ giảm giá cược vận tải không tương xứng với tốc độ giảm giá nhiên liệu xăng dầu một phần do độ trễ, nhưng một phần quan trọng là do những khiếm khuyết của cấu trúc thị trường vận tải Việt Nam. Đối với những thị trường vận tải phát triển và có tính cạnh tranh cao, ngay khi giá nhiên liệu giảm thì chắc chắn các doanh nghiệp sẽ phải đua nhau giảm giá cước để giành thị phần, khách hàng. Chính thị trường quyết định việc tăng, giảm giá cước chứ không phải các quyết định hành chính.
Tuy nhiên, đối với thị trường vận tải Việt Nam, giá xăng giảm đã hơn trăm ngày, nhưng theo Phó chánh thanh tra Bộ Tài chính Đặng Ngọc Tuyến, chỉ sau khi Bộ Tài chính công bố đoàn kiểm tra việc thực hiện kê khai giá cước vận tải tại Hà Nội và các địa phương khác trên cả nước vào ngày 26/1, thì tại Hà Nội, 10 doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi giảm giá cước với mức giảm từ 500 đồng- 1.000 đồng, một doanh nghiệp kinh doanh vận tải tuyến cố định giảm giá cước từ 3 - 6%. Chuyển biến này một mặt cho thấy tác động tích cực của các hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý, dù chưa thật kịp thời; nhưng mặt khác, nó cũng cho thấy sự bất ổn trong cấu trúc thị trường vận tải trong nước.
Với việc giá cước vận tải giảm ỳ ạch, nhiều chuyên gia cho rằng, cần phải xem xét về tính kịp thời và hiệu quả thực tế của hoạt động kiểm tra, thanh tra; hoạt động công khai, minh bạch giá cước vận tải để người dân lựa chọn những doanh nghiệp vận tải làm ăn chân chính, bảo đảm quyền lợi khách hàng. Đồng thời, cần phải xem lại mức độ cạnh tranh của thị trường như thế nào? có sự liên kết ngầm cố tình không giảm giá để trục lợi giữa các doanh nghiệp vận tải hay không? Vai trò của các hiệp hội vận tải trong việc duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng đến đâu? Sâu xa hơn, cần phải rà soát lại cấu trúc thị trường vận tải Việt Nam, bảo đảm cấu trúc thị trường cạnh tranh hơn, minh bạch hơn.
Theo nhìn nhận chung của nhiều chuyên gia, việc giảm giá xăng dầu có lợi cho nền kinh tế nói chung, đặc biệt trong lúc các doanh nghiệp gặp khó khăn. Hai chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang Thái và Bùi Trinh nhận định rằng, giá xăng dầu giảm là một dịp may hiếm có để tạo đà cho nền kinh tế trong năm 2015. Tuy nhiên, trong khi Chính phủ đã có những can thiệp phù hợp về thuế và giá điện thì các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt doanh nghiệp vận tải dường như chưa có cách ứng xử tương thích với giá xăng dầu giảm sâu. Chi phí vận tải đầu vào giảm chưa thích hợp khiến cơ hội để nền kinh tế đạt tăng trưởng cao trong năm 2015 có thể bị từ chối.
Theo thống kê của Bộ Tài chính, từ tháng 7/2014 đến ngày 21/1/2015, giá xăng đã giảm gần 39% và giá dầu giảm hơn 33%. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp kê khai với tỷ lệ giảm giá còn thấp hoặc có doanh nghiệp kinh doanh vận tải tuyến cố định điều chỉnh giá cước chưa phù hợp với giá nguyên liệu giảm.
Tại buổi công bố kết quả kiểm tra việc thực hiện kê khai giá cước vận tải được liên bộ Tài chính - Giao thông vận tải tiến hành cuối tháng 1 vừa qua, Cục trưởng Cục Quản lý giá Bộ Tài chính Nguyễn Anh Tuấn cho biết, bên cạnh các doanh nghiệp nghiêm túc chấp hành quy định kê khai giá cước, vẫn còn có những doanh nghiệp kê khai với tỷ lệ giảm giá còn thấp hoặc còn có đơn vị kinh doanh vận tải tuyến cố định chưa điều chỉnh giảm giá. Danh sách cụ thể của các doanh nghiệp này đã được công bố rộng rãi.
Cũng theo Cục trưởng Nguyễn Anh Tuấn, qua hoạt động kiểm tra còn phát hiện tình trạng doanh nghiệp “chạy” kê khai giá cước vận tải. Cụ thể, các doanh nghiệp vận tải hành khách cố định chạy liên tỉnh có thể kê khai ở một địa phương A, nhưng khi địa phương này quản lý chặt chẽ, không chấp nhận mức kê khai giảm giá của doanh nghiệp, thì doanh nghiệp chạy sang địa phương B để kê khai với mức giảm thấp hơn, và tỉnh B có thể việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, có thể chấp nhận ngay kê khai của doanh nghiệp. Trên thực tế, vẫn còn tình trạng doanh nghiệp “kê khai một đằng, thu tiền một nẻo” hoặc tăng cường các khoản phụ thu trên các tuyến vận tải hành khách đường dài cố định… Cơ quan quản lý cũng đã đưa ra các giải pháp để khắc phục những bất cập này, trong đó tập trung vào việc siết chặt kiểm tra, tăng cường minh bạch thông tin.
Câu chuyện tốc độ giảm giá cược vận tải không tương xứng với tốc độ giảm giá nhiên liệu xăng dầu một phần do độ trễ, nhưng một phần quan trọng là do những khiếm khuyết của cấu trúc thị trường vận tải Việt Nam. Đối với những thị trường vận tải phát triển và có tính cạnh tranh cao, ngay khi giá nhiên liệu giảm thì chắc chắn các doanh nghiệp sẽ phải đua nhau giảm giá cước để giành thị phần, khách hàng. Chính thị trường quyết định việc tăng, giảm giá cước chứ không phải các quyết định hành chính.
Tuy nhiên, đối với thị trường vận tải Việt Nam, giá xăng giảm đã hơn trăm ngày, nhưng theo Phó chánh thanh tra Bộ Tài chính Đặng Ngọc Tuyến, chỉ sau khi Bộ Tài chính công bố đoàn kiểm tra việc thực hiện kê khai giá cước vận tải tại Hà Nội và các địa phương khác trên cả nước vào ngày 26/1, thì tại Hà Nội, 10 doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi giảm giá cước với mức giảm từ 500 đồng- 1.000 đồng, một doanh nghiệp kinh doanh vận tải tuyến cố định giảm giá cước từ 3 - 6%. Chuyển biến này một mặt cho thấy tác động tích cực của các hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý, dù chưa thật kịp thời; nhưng mặt khác, nó cũng cho thấy sự bất ổn trong cấu trúc thị trường vận tải trong nước.
Với việc giá cước vận tải giảm ỳ ạch, nhiều chuyên gia cho rằng, cần phải xem xét về tính kịp thời và hiệu quả thực tế của hoạt động kiểm tra, thanh tra; hoạt động công khai, minh bạch giá cước vận tải để người dân lựa chọn những doanh nghiệp vận tải làm ăn chân chính, bảo đảm quyền lợi khách hàng. Đồng thời, cần phải xem lại mức độ cạnh tranh của thị trường như thế nào? có sự liên kết ngầm cố tình không giảm giá để trục lợi giữa các doanh nghiệp vận tải hay không? Vai trò của các hiệp hội vận tải trong việc duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng đến đâu? Sâu xa hơn, cần phải rà soát lại cấu trúc thị trường vận tải Việt Nam, bảo đảm cấu trúc thị trường cạnh tranh hơn, minh bạch hơn.