Dẫn vốn cho khu vực tư nhân
Tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức vào cuối tuần trước, vấn đề đảm bảo vốn cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển, trở thành trụ cột của nền kinh tế lại được đặt ra bức thiết, nhất là trong bối cảnh thị trường tài chính hơn 20 năm qua vẫn là chiếc kiềng 3 chân khập khiễng.
Theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng,kinh tếtư nhân được xác định là động lực quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Nghị quyết 35/NQ-CP mà Chính phủ vừa ban hành về hỗ trợ và phát triểndoanh nghiệpcũng đặt mục tiêu đến năm 2020, nước ta sẽ có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp, tức gần gấp đôi so với số doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay.
Để làm được điều này, trong vòng 5 năm tới, làn sóngkhởi nghiệpcủa doanh nghiệp phải tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này cũng đồng nghĩa, phải có một luồng vốn dồi dào bơm vào khu vực tư nhân, đảo bảo doanh nghiệp có đủ vốn để phát triển và khởi nghiệp. Tuy nhiên, giải được bài toán này không hề đơn giản.
Tại các nước trên thế giới, nhu cầu vốn của doanh nghiệp được đảm bảo bởi ba chân kiềng: chứng khoán, trái phiếu,ngân hàng. Trong đó, doanh nghiệp chỉ vay ngân hàng vốn ngắn hạn, còn vốn trung, dài hạn đều tìm kiếm ở thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu. Tuy nhiên, ở nước ta, kiềng ba chân này lại đang khập khiễng, gần như phụ thuộc toàn bộ vào trụ cột ngân hàng. Huy động vốn qua thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp chiếm tỷ lệ thấp. Cụ thể, quy mô tín dụng ngân hàng mỗi năm khoảng hơn 200 tỷ USD (hơn 4,5 triệu tỷ đồng) trong khi quy mô thị trường cổ phiếu khoảng 60 tỷ USD và thị trường trái phiếu doanh nghiệp chỉ khoảng 1,3 tỷ USD.
Rõ ràng, tiếp cận vốn luôn ảnh hưởng đến sự sống còn cũng như sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn, bên cạnh các biện pháp giảm lãi suất, giảm thủ tục hành chính trong cấp tín dụng, Chính phủ cần có các biện pháp phát triển thị trường vốn, tạo kênh dẫn vốn trung - dài hạn cho nền kinh tế.
Chính phủ đã đặt ra mục tiêu phát triển cân bằng giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ, đưa thị trường chứng khoán trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn, giảm áp lực vốn cho ngân hàng. Chiến lược Phát triển thị trường chứng khoán đã cụ thể hóa mục tiêu đến năm 2020 tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu khoảng 70% GDP (tăng gấp đôi so với hiện nay). Để làm được điều này, cần đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, có quy định, chế tài thúc đẩy doanh nghiệp lên sàn. Đồng thời, đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường vốn để gọi được các nhàđầu tưmới.
Về phía doanh nghiệp tư nhân, để tăng khả năng tiếp cận vốn ngân hàng, doanh nghiệp cần chiến lược kinh doanh bài bản, minh bạch thông tin, chứng minh khả năng sử dụng và quản lý dòng vốn tốt. Bên cạnh đó, phải thay đổi tư duy quản lý, giảm bớt sự phù thuộc vào nguồn tín dụng đắt đỏ và lãi suất bấp bênh của ngân hàng, hướng tới các kênh huy động vốn khác như các quỹ đầu tư, trái phiếu, cổ phiếu…
Hiện nay, nguồn vốn trong nước và quốc tế không thiếu, nguồn tiền nhàn rỗi trong dân còn nhiều, song điểm yếu của doanh nghiệp nước ta là khả năng quản lý dòng vốn chưa tốt, minh bạch chưa cao, chưa tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư. Có lẽ bước đi đầu tiên để tạo sự minh bạch, là doanh nghiệp phải sử dụng kiểm toán độc lập cho các báo cáotài chínhcủa mình. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải thường xuyên làm tốt công tác quan hệ đầu tư, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư cũ, trên cơ sở đó gọi thêm nhà đầu tư mới.