Đánh giá hiệu suất của các doanh nghiệp sản xuất dây cáp điện tại Việt Nam

Nguyễn Thị Lý, Nguyễn Thị Hằng Nga - Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) để đánh giá chỉ số Malmquist và đo lường năng suất của 10 doanh nghiệp sản xuất dây cáp điện tại Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2020. Các biến được nhóm tác giả lựa chọn để phân tích gồm: Tổng tài sản, nợ phải trả, chi phí quản lý doanh nghiệp, tổng doanh thu và lợi nhuận gộp. Kết quả cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp đều có kết quả hoạt động ổn định, trong đó SAM Holding Corporation là doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động cao nhất trong số 10 doanh nghiệp được lựa chọn.

Lý thuyết về phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA)

Phân tích bao dữ liệu (DEA) là phương pháp được sử dụng để tiếp cận các đối tượng và đo lường hiệu suất của các đầu vào và đầu ra cho các đơn vị quản lý (DMUs) thông qua lập trình toán học, lần đầu tiên được đề xuất bởi Charnes và cộng sự (1978). Sau đó, các mô hình DEA đã được phát triển và phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Hiện nay, có nhiều nghiên cứu sử dụng mô hình DEA và Malmquist để đo lường hiệu suất của doanh nghiệp qua từng giai đoạn bằng cách phân tích hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả công nghệ. Các nghiên cứu liên quan đến ngành công nghiệp cáp điện bao gồm Akbal và Bahadir (2018), những người đã xác định rằng dòng điện vỏ bọc của các cáp ngầm cao thế nên được lắp đặt bằng một đường dây mới sử dụng phương pháp ANN.

Lo và cộng sự (2001) đã sử dụng mô hình DEA - CCR để đánh giá hiệu quả tương đối của các khu phân phối điện ở Đài Loan. Nghiên cứu này có thể giúp chỉ ra hướng đi cho việc cải thiện ở những khu vực hoạt động kém, chẳng hạn như NanTou, quận miền núi lớn nhất Đài Loan. Từ việc sử dụng DEA - Malmquist đến cách tiếp cận phân tích đối với các công ty bán dẫn ở Đài Loan, Liu va Wang (2018) chỉ ra rằng trong số 15 công ty bán dẫn này, các công ty dẫn đầu có thể ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu, thậm chí ảnh hưởng đến chính họ. Vaninsky (2006) đã ước tính hiệu quả tương đối của sản xuất điện ở Hoa Kỳ qua nhiều giai đoạn sử dụng phân tích DEA.

Việc đánh giá 16 công ty năng lượng ở Iran dựa trên mô hình SBM cũng được áp dụng và cho kết quả tương đối tốt bởi Ebrahimzadeh Shermeh và cộng sự (2018). Theo nghiên cứu của Sueyoshi và Goto (2012), nhóm tác giả đã xác định các công ty điện và điện lực, so sánh hai đối tượng trên và gửi kết quả thực nghiệm đến độc giả về sự cạnh tranh.

Tầm quan trọng và sự phổ biến của việc sử dụng phương pháp DEA nói chung và mô hình Malmquist nói riêng có thể thấy rõ trong các bài viết và nghiên cứu trước đó. Những nghiên cứu này quan trọng cho độc giả và các nhà quản lý doanh nghiệp tham khảo. Chúng đóng góp thực tiễn vào lĩnh vực sản xuất cáp điện toàn cầu. Tiếp theo đó, nhóm tác giả sử dụng mô hình DEA - Malmquist để cung cấp cái nhìn tổng quan về ngành công nghiệp cáp điện Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu

Bảng 1: Danh sách doanh nghiệp sản xuất cáp điện tử được dùng để phân tích đánh giá từ năm 2017-2020

DMUs

Doanh nghiệp

Mã Cổ Phiếu

ECC1

CTCP Dây Cáp điện Việt Nam

CAV

ECC2

CTCP Điện cơ Hải Phòng

DHP

ECC3

CTCP Ắc quy Tia Sáng

TSB

ECC4

CTCP Cơ điện Thủ Đức

EMC

ECC5

CTCP Tập đoàn GELEX

GEX

ECC6

CTCP SAM Holdings

SAM

ECC7

CTCP Pin Hà Nội

PHN

ECC8

CTCP Pin Ắc quy Miền Nam

PAC

ECC9

CTCP Dây cáp Điện Việt Thái

VTH

ECC10

CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông

RAL

Nguồn: Nhóm tác giả phân tích và tổng hợp từ mô hình nghiên cứu

 

Bảng 2: Giá trị trung bình của các biến đầu ra và đầu vào giai đoạn 2008-2014 (Triệu đồng)

Năm

TA

L

ECM

TR

GP

2017

2202032.2

1238547.3

88241.6

2630232.7

406639.7

2018

2672807.9

1523424.3

104642.7

3046760.5

467085.8

2019

3185914.6

1939627.5

113316.6

3324600.4

578545.9

2020

4033315.2

2785218.6

107346.3

3804086.6

582140.9

Nguồn: Nhóm tác giả phân tích và tổng hợp từ mô hình nghiên cứu

 

Bảng 3: Chỉ số Hiệu suất CUI và FSI

ECC

2017-2018

2018-2019

2019-2020

Trung bình

CUI

FSI

CUI

FSI

CUI

FSI

CUI

FSI

ECC1

1,3193

0,8290

1,1848

0,9062

1,0052

1,0194

1,1698

0,9182

ECC2

1,0711

0,9610

1,0438

0,8822

0,9403

1,1909

1,0184

1,0114

ECC3

1,2106

0,9706

1,0971

0,9559

0,9023

1,1796

1,0700

1,0354

ECC4

1,0939

0,9057

1,6099

0,8938

1,1730

1,1407

1,2923

0,9800

ECC5

0,9455

0,9834

0,9159

1,0746

0,9957

0,9776

0,9524

1,0118

ECC6

7,5072

0,9240

0,5272

1,0827

0,0696

1,0493

2,7013

1,0187

ECC7

0,9492

1,0221

1,1317

1,0453

1,3083

1,1593

1,1297

1,0756

ECC8

1,0179

0,9830

0,9591

1,0471

0,9914

1,0291

0,9894

1,0197

ECC9

0,6037

0,9038

0,5643

0,8349

0,9883

0,9776

0,7188

0,9054

ECC10

0,9244

0,9836

1,0955

1,1533

0,7753

0,9386

0,9317

1,0252

Trung bình

1,6643

0,9466

1,0129

0,9876

0,9149

1,0662

1,1974

1,0001

Nguồn: Nhóm tác giả phân tích và tổng hợp từ mô hình nghiên cứu

Bảng 4: Chỉ số Hiệu suất MI

MI

2017-2018

2018-2019

2019-2020

Trung bình

ECC1

1.093718

1.073717

1.024755

1.064063

ECC2

1.02929

0.920889

1.119797

1.023325

ECC3

1.174986

1.0487

1.064338

1.096008

ECC4

0.990747

1.438857

1.338047

1.255884

ECC5

0.929807

0.984193

0.973357

0.962452

ECC6

6.936631

0.570787

0.072998

2.526805

ECC7

0.970146

1.182959

1.516759

1.223288

ECC8

1.000554

1.004238

1.020265

1.008352

ECC9

0.545656

0.471129

0.966178

0.660988

ECC10

0.909216

1.263459

0.727723

0.966799

Trung bình

1.558075

0.995893

0.982422

1.178796

ECC: Doanh nghiệp sản xuất dây cáp điện.

Nguồn: Nhóm tác giả phân tích và tổng hợp từ mô hình nghiên cứu

 

Nghiên cứu sử dụng mô hình DEA – Malmquist được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Thu thập các DMUs.

Mẫu nghiên cứu trong bài báo bao gồm 10 doanh nghiệp sản xuất cáp điện tử lớn nhất tính theo vốn hóa trên thị trường Việt Nam, tương đương với 10 DMUs trong giai đoạn 2017 - 2020. Danh sách được liệt kê ở Bảng 1.

Bước 2: Chọn biến đầu vào và đầu ra.

Việc chọn biến đầu vào và đầu ra rất quan trọng khi sử dụng phương pháp DEA. Dựa vào hệ số tương quan Pearson, nếu hệ số không hoặc âm, thì không thực hiện bước tiếp theo và cần thu thập lại biến đầu vào và đầu ra. Sau khi tiến hành sàng lọc cẩn thận, nghiên cứu sử dụng biến đầu ra và biến đầu vào sau:

Biến đầu vào:

- Tổng tài sản (TA): Tổng số tài sản mà các công ty cáp điện sở hữu.

- Nợ phải trả (L): Tổng số nợ tài chính của doanh nghiệp phải thanh toán cho mỗi giai đoạn riêng biệt.

- Quản lý chi phí Doanh nghiệp (ECM): ECM cung cấp các phương pháp tích hợp để cắt giảm chi phí. Thông qua ECM, các doanh nghiệp có thể tự định hình chiến lược, cụ thể hóa mục tiêu, thiết lập các chỉ số và theo dõi kiểm soát đảm bảo hoàn thành tiến độ các công việc kinh doanh sản xuất.

Biến đầu ra:

- Doanh thu (TR): Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm doanh thu từ bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp.

- Lợi nhuận Gộp (GP): Lợi nhuận đạt được từ sản xuất sau khi đã trả chi phí sản xuất và bán hàng hóa, dịch vụ.

Bước 3: Áp dụng mô hình Malmquist DEA và phân tích kết quả

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng mô hình DEA và Malmquist (MI) để đánh giá hiệu suất hoạt động của 10 công ty sản xuất dây cáp điện lớn nhất về vốn hóa của Việt Nam.

Giá trị chỉ số hiệu suất Malmquist (MI) được tính bằng tổng của hai chỉ số: chỉ số Hiệu quả Kỹ thuật (Catch-up Index CUI), và chỉ số Hiệu quả Công nghệ (Frontier-Shift Index FSI). Chỉ số MI của mỗi doanh nghiệp tăng theo thời gian, tương đương với sự tăng lên của yếu tố đầu ra và sự giảm đi của các yếu tố đầu vào ở cùng một mức độ: Doanh nghiệp có thể bắt kịp với xu hướng (tăng hiệu quả kỹ thuật) hoặc biến đổi đường biên tăng lên theo thời gian (tiến bộ công nghệ) hoặc cả hai. Kết quả nghiên cứu về hiệu suất hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất dây cáp điện được thể hiện ở bảng 3,4,5

Chỉ số Hiệu quả kỹ thuật (Catch-up Index CUI)

Theo bảng 3, chỉ số bắt kịp trung bình = 1.197382 (CUI > 1), điều này cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp cáp điện (ECC) đang bắt kịp xu hướng. Ví dụ, ECC1, 2, 3, 4, 6 và ECC7 đạt được hiệu quả kỹ thuật. Hiệu quả kỹ thuật của 10 công ty khác nhau cũng được thể hiện trong Hình 4. Các doanh nghiệp còn lại đều có hiệu quả trung bình thấp hơn 1, ví dụ như ECC5, 8, 9 và 10.

Nhìn chung, trong khoảng thời gian 2017 đến 2020, các doanh nghiệp có sự chênh lệch lớn trong hiệu quả kỹ thuật. Ví dụ ECC6 (Công ty Cổ phần SAM Holding) với hiệu suất hiệu quả trung bình tốt nhất (CUI = 2.701326), ngược lại, Công ty Cổ phần Cáp Điện Việt Thái (ECC9) có hiệu suất trung bình kém nhất với chỉ số CUI = 0.718785.

Trong giai đoạn 2017-2018, 6 trên 10 ECC đạt hiệu quả kỹ thuật trong giai đoạn này (với chỉ số trung bình > 1). Giá trị hiệu quả kỹ thuật tốt nhất thuộc về Công ty Cổ phần SAM Holding (ECC6 với chỉ số CUI = 7.507229). Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Cáp Điện Việt Thái (ECC9) là doanh nghiệp có hiệu quả kỹ thuật thấp nhất với CUI = 0.603738.

Trong giai đoạn 2018 - 2019, tỷ suất Hiệu quả kỹ thuật trung bình của các ECC giảm khá mạnh. Nguyên nhân chính là do chỉ số Hiệu quả kỹ thuật của ECC6 (Công ty Cổ phần SAM Holding) đã giảm đáng kể CUI từ 7.507229 xuống 0.527178. Một số công ty khác, bao gồm ECC4, 7, đạt hiệu quả kỹ thuật cao trong giai đoạn này.

Trong giai đoạn 2019–2020, doanh nghiệp giá trị chỉ số CUI kém nhất vẫn là ECC6 (Công ty Cổ phần SAM Holding) với CUI = 0.06957. Các doanh nghiệp trong danh sách có xu hướng duy trì hiệu suất của từng công ty và không thay đổi nhiều. Cụ thể, ECC7 (Công ty Cổ phần Pin Hà Nội) đã giữ ổn định trong suốt ba năm qua. Do đó, các công ty hoạt động kém cần tập trung nhiều hơn vào Hiệu suất CUI để cải thiện khả năng cạnh tranh với các công ty khác trong cùng ngành.

Chỉ số Hiệu quả Công nghệ (Frontier-Shift Index FSI).

Trong giai đoạn đầu, từ năm 2015-2016, chỉ có doanh nghiệp ECC7 (Công ty Cổ phần Pin Hà Nội) đạt chỉ số hiệu quả công nghệ với FSI > 1, và là doanh nghiệp có chỉ số hiệu suất công nghệ cao nhất trong giai đoạn này. 9 doanh nghiệp còn lại đều không đạt hiệu suất tốt với chỉ số Hiệu quả công nghệ < 1 (ECC1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9 và ECC10).

Theo Bảng 3, chỉ số Hiệu quả công nghệ của các doanh nghiệp có xu hướng tăng lên và duy trì ở mức kết quả tốt. Cụ thể, chỉ số Hiệu quả công nghệ của ECC1, ECC5, ECC6, ECC7, ECC8 và ECC10 liên tục tăng từ năm 2017 đến 2019.

Trong giai đoạn 2019 - 2020, 7 trên 10 doanh nghiệp đạt hiệu quả công nghệ tốt với FSI > 1, các doanh nghiệp còn lại đều có sự gia tăng đáng kể về hiệu quả công nghệ trong giai đoạn này.

Nói chung, hiệu suất phát triển công nghệ của tất cả các doanh nghiệp mẫu vẫn duy trì được sự cân bằng hiệu quả qua từng năm với chỉ số FSI xấp xỉ 1. Điều này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành sản xuất cáp điện có sự chú trọng nhất điện đến việc phát triển công nghệ.

Chỉ số Malmquist (MI)

Chỉ số Hiệu suất Malmquist, còn được gọi là MI, là tổng hợp giữa Hiệu quả kỹ thuật và Hiệu quả công nghệ, được sử dụng để đánh giá hiệu suất tổng thể của các công ty cáp điện Việt Nam.

Bảng 4 cho thấy, tình hình tổng quan về hiệu suất MI của các doanh nghiệp sản xuất dây cáp điện nhìn chung từ năm 2017 đến 2020 đều khá tốt với chỉ số MI trung bình lớn hơn 1, tuy nhiên chỉ số không ổn định qua các năm.

Doanh nghiệp có hiệu suất kém nhất là ECC6 (Công ty Cổ phần SAM Holding) và ECC9 (Công ty Cổ phần Cáp Điện Việt Thái). Cụ thể, ECC6 (Công ty Cổ phần SAM Holding) đạt hiệu suất cao nhất trong giai đoạn đầu (MI = 6.936631), nhưng sau đó đã suy giảm trong giai đoạn 2018-2019 (với MI = 0.570787) và 2019-2020 (MI = 0.072998). Kết quả trên cho thấy doanh nghiệp này không chú trọng phát triển công nghệ và kỹ thuật trong các giai đoạn sau. Công ty Cổ phần Cáp Điện Việt Thái (ECC9) có chỉ số MI trung bình thấp nhất, cho thấy đây là doanh nghiệp có kết quả hiệu suất công nghệ và kỹ thuật kém nhất trong số mười công ty. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2019-2020, họ đã chú trọng hơn đến phát triển hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả công nghệ, biểu đạt ở tăng trưởng MI gần đạt hiệu quả (MI = 0.966178).

Nếu nhìn về mặt thời gian, giai đoạn 2017 – 2018 cho thấy sự phát triển không đồng đều về hiệu quả kỹ thuật và công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất cáp điện. Doanh nghiệp đạt hiệu suất cao nhất là ECC6 (Công ty Cổ phần SAM Holding) với MI = 6.936631. Ngược lại, ECC9 (Công ty Cổ phần Cáp Điện Việt Thái) có hiệu suất kém nhất, chỉ với MI = 0.545656.

Từ 2018 đến 2019, doanh nghiệp ECC6 (Công ty Cổ phần SAM Holding) với chỉ số MI giảm đáng kể (MI = 0.570787). Cùng với ECC9 (Công ty Cổ phần Cáp Điện Việt Thái MI = 0.471129), hai doanh nghiệp này đã làm giảm đáng kể hiệu suất kỹ thuật công nghệ của giai đoạn này với hiệu suất trung bình MI = 0.995893.

Giai đoạn 2019 và 2020 chứng kiến sự ổn định về hiệu suất các doanh nghiệp: 8 trong 10 công ty có chỉ số hiệu suất gần 1, tức là gần đạt hiệu quả.

Kết luận

Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và sự hiện đại hóa của ngành công nghiệp, nhiều tập đoàn và doanh nghiệp lớn trên toàn thế giới bước vào cuộc đua tranh công nghệ và kỹ thuật với những tên nổi bật như Samsung, Apple Inc., Foxconn Technology Group, và nhiều công ty khác. Do đó, thị trường sản phẩm cáp điện phát triển nhanh chóng do nhu cầu từ ngành sản xuất điện tử, cũng như các ngành khác như xây dựng và điện công nghiệp.

Tại Việt Nam, ngành sản xuất cáp điện gần đây đã trải qua nhiều thay đổi đáng kể, mang lại lợi nhuận và thành tựu lớn, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu của đất nước. Nghiên cứu đã sử dụng mô hình DEA - Malmquist để đánh giá hiệu suất của các doanh nghiệp sản xuất dây cáp điện ở nhiều khu vực của Việt Nam. Qua nghiên cứu này, các doanh nghiệp có thể nắm được tình hình hiệu suất của doanh nghiệp mình, từ đó điều chỉnh quy trình sản xuất và kinh doanh, cắt giảm chi phí và ổn định nguồn lực vật liệu và lập kế hoạch duy trì sự ổn định về nguồn lực để nâng cao chất lượng kinh doanh.

Nghiên cứu cũng có ý nghĩa thực tế với các nhà đầu tư: bằng cách phân tích hiệu suất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể lựa chọn doanh nghiệp phù hợp với chiến lược đầu tư của mình. Quan trọng hơn, nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo và cập nhật về các doanh nghiệp trong ngành sản xuất dây cáp điện nói chung, và các ngành công nghiệp nói riêng.

Tài liệu tham khảo:

  1. Charnes, A.; Cooper, W.W.; Rhodes, E. Measuring the efficiency of decision making units. Eur. J. Oper. Res. 1978, 2, 429–444;
  2. Akbal, B. (2018). GSA-ANN and DEA-ANN methods to prevent underground cable line faults. International Journal of Computer and Electrical Engineering, 10(2), 85-93;
  3. Lo, F. Y., Chien, C. F., & Lin, J. T. (2001). A DEA study to evaluate the relative efficiency and investigate the district reorganization of the Taiwan power company. IEEE Transactions on power Systems, 16(1), 170-178;
  4. Liu, F. H. F., & Wang, P. H. (2008). DEA Malmquist productivity measure: Taiwanese semiconductor companies. International Journal of Production Economics, 112(1), 367-379;
  5. Vaninsky, A. (2006). Efficiency of electric power generation in the United States: analysis and forecast based on data envelopment analysis. Energy Economics, 28(3), 326-338;
  6. Ebrahimzadeh Shermeh, H., Alavidoost, M. H., & Darvishinia, R. (2018). Evaluating the efficiency of power companies using data envelopment analysis based on SBM models: a case study in power industry of Iran. Journal of applied research on industrial engineering, 5(4), 286-295;
  7. Sueyoshi, T., & Goto, M. (2012). Weak and strong disposability vs. natural and managerial disposability in DEA environmental assessment: comparison between Japanese electric power industry and manufacturing industries. Energy Economics, 34(3), 686-699.
Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 11/2024