Đầu tư trực tiếp nước ngoài 7 tháng đầu năm 2014
(Tài chính) Tính đến 20/7/2014, cả nước có 16.813 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 242,4 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án FDI ước đạt 118,9 tỷ USD, bằng 49% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.
Tính đến ngày 20/7/2014 cả nước có 889 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 6,85 tỷ USD, bằng 99,1% so với cùng kỳ năm 2013; có 300 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 2,67tỷ USD, bằng 53,7% so với cùng kỳ năm 2013.
Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 7 tháng đầu năm 2014, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 9,53 tỷ USD, bằng 80,1% so với cùng kỳ 2013.
Theo lĩnh vực đầu tư: Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoàivới 448 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 6,66 tỷ USD, chiếm 69,9% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 7 tháng năm 2014. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 20 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăngthêm là 1,13 tỷ USD, chiếm 11,9%. Đứng thứ 3 là lĩnh vực xây dựng với 69 dự án đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 547,58 triệu USD, chiếm 5,7%. Tiếp theo là lĩnh vực Y tế và trợ giúp xã hội với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 379,7 triệu USD.
Theo đối tác đầu tư: Tính từ đầu năm 2014 đến nay, đã có 46 quốc gia và vùnglãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm 3,13 tỷ USD, chiếm 32,8% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hồng Kông đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,15 tỷ USD, chiếm 12,1 % tổng vốn đầu tư; Nhật Bản đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,11 tỷ USD, chiếm 11,7%tổng vốn đầu tư; Tiếp theo là Singapore đứng ở vị trí thứ 4 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm khoảng 804,6 triệu USD, chiếm 8,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Theo địa phương: Trong 7 tháng đầu năm 2014 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 45 tỉnh,thành phố trong cả nước. Trong đó dẫn đầu về đầu tư nước ngoài là Bắc Ninh với 1,33 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 14% tổng vốn đầu tư. Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,07 tỷ USD, chiếm 11,2%. Bình Dương đứng thứ 3 với 1,05 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm, chiếm 11%. Tiếp theo là Đồng Nai, Hải Phòng, Hà Nội với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 818,5 triệu USD; 640,4 triệuUSD và 612,03 triệu USD.
Đánh giá chung
Nhìn chung, tình hình đầu tưnước ngoài trong 7 tháng đầu năm đạt kết quả tốt: tốc độ giải ngân ĐTNN trong 7 tháng đầu năm vẫn đạt kết quả khả quan: tăng 2,3% so với cùng kỳ 2013, mặc dù bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Con số này cho thấy rằng các nhà đầu tư đã có những nhận định tích cực về triểnvọng đầu tư của Việt Nam trong thời gian tới nên họ đã mạnh dạn giải ngân vốnđể triển khai các dự án đầu tư mặc dù bối cảnh kinh tế chung vẫn còn nhiều khó khăn. Đây là một tín hiệu tích cực và chúng ta cần phải tiếp tục nỗ lực để đáp ứng được kỳ vọng của các nhà đầu tư nhằm thúc đẩy hơn nữa vốn giải ngân trong thời gian tới. Xuất khẩu của khu vực ĐTNN tiếp tục tăng trưởng tốt, tăng 15% so với cùng kỳ 2013 và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu (chiếm 66,8% tổng kim ngạch xuấtkhẩu trong 7 tháng đầu năm). Đặc biệt, khu vực ĐTNN trong 7 tháng đầu năm 2014 đã xuất siêu 9,78 tỷ USD trong khi cả nước nhập siêu 1,25 tỷ USD. Cơ cấu đầu tưtheo hướng tích cực: phần lớn ĐTNN vẫn tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chếbiến chế tạo (chiếm 69,8% trong 7 tháng) và tiếp tục có tác động tích cực đếnsự phát triển các ngành công nghiệp của Việt Nam, phù hợp với chủ trương công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta.
Mặc dù đã đạt được một số kết quả tích cực nhưng tiến độ giải ngân vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp FDI trong 7 tháng vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năngcủa khối doanh nghiệp này. Số các dự án quy mô lớn giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2013, phần lớn các dự án được cấp phép trong 7 tháng là dự án quy mô nhỏ.